Công văn số 71/2017/CV-VASEP:kiến nghị thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ

71/2017/CV-VASEP
06/06/2017
VASEP
Ngày 06/6/2017, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) có Công văn số 71/2017/CV-VASEP gửi Tổng cục Thủy sản v.v kiến nghị thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ

Trong 5 tháng đầu năm 2017, XK cá ngừ của Việt Nam đạt 216 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, XK cá ngừ chế biến đóng hộp tăng mạnh 35% so với cùng kỳ năm trước, XK cá ngừ đông lạnh tăng 11%. XK cá ngừ tiếp tục phục hồi nhờ sự tăng trưởng XK sang các thị trường chính truyền thống như Hoa Kỳ và EU. Hiện các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã xuất được sang 79 thị trường trên thế giới, nhiều hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Sau Hội nghị Quý 1/2017 Câu lạc bộ các DN cá Ngừ VASEP ngày 1/4/2017, Hiệp hội báo cáo và đề nghị Tổng cục Thủy sản 3 nội dung sau để tiếp tục hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng XK cá ngừ trong thời gian tới, góp phần chung vào tăng kim ngạch XK thủy sản của cả nước:

1) Nghề lưới vây của Việt Nam có ưu điểm là không sử dụng thiết bị dẫn dụ cá, đáp ứng yêu cầu đánh bắt trong tương lai, qua thương mại và nhu cầu tiêu thụ trên thế giới, Hiệp hội nhận thấy rõ ràng đây là một lợi thế của Việt Nam cần được đẩy lên thành thế mạnh.

Kiến nghị: Tổng cục Thủy sản xem xét sớm công bố nghề lưới vây của Việt Nam không sử dụng thiết bị dẫn dụ.

2) Hạn ngạch (quota) dành cho xuất khẩu cá ngừ vào EU của Hiệp định thương mại tự do EVFTA (sắp có hiệu lực): hiện chưa có quy định hay hướng dẫn về con số quota cụ thể cũng như quy trình cụ thể cho việc cấp hạn ngạch, trong khi EVFTA chuẩn bị có hiệu lực.

Kiến nghị: Tổng cục Thủy sản và Bộ NNPTNT có ý kiến với Bộ Công Thương để thúc đẩy và sớm thống nhất với EU về con số và cơ chế cấp hạn ngạch.

3) Kiến nghị giảm thuế nhập khẩu cá ngừ VN vào Nhật Bản:

Nhật Bản là một trong 8 thị trường xuất khẩu cá ngừ lớn của Việt Nam. Giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang đây đã tăng từ 12,6 triệu USD lên gần 54 triệu USD từ năm 2006 đến năm 2012.

Tuy nhiên, từ năm 2013 trở lại đây, XK cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản liên tục giảm. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản đang bị áp thuế cao hơn nhiều so với các nước xuất khẩu cá ngừ cạnh tranh trong khu vực như Thái Lan và Philippines, nên không thể cạnh tranh được với các nước này.

Trong Quý 1/2017, Hiệp hội cũng đã có văn bản báo cáo & kiến nghị với Bộ Công Thương và đã được Bộ Công Thương ghi nhận. Hiệp hội xin được báo cáo và kiến nghị với Tổng cục và Bộ NN&PTNT nắm tình hình và có ý kiến thêm với Bộ Công Thương để xem xét ưu tiên rà soát lại nội dung này với Nhật Bản (trong tháng 6-7/2017) nhằm đưa mức thuế nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ từ Việt Nam được về 0% như Thái Lan và Philippine.

Đỗ Hương


Văn bản khác

SỐ KÝ HIỆU BAN HÀNH HIỆU LỰC LOẠI VĂN BẢN TIÊU ĐỀ VĂN BẢN FILE
147/CV-VASEP 16/12/2024 Công văn Công văn 147/CV-VASEP: Báo cáo tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và dự kiến kế hoach hoạt động năm 2025
Văn bản của 05 Hiệp hội ngành hàng 06/12/2024 Công văn Văn bản của 05 Hội, Hiệp hội doanh nghiệp: phản hồi văn bản số 7049/BYT-PC ngày 13/11/2024 của Bộ Y tế và tiếp tục góp ý, kiến nghị sửa đổi Nghị định 09/2016/NĐ-CP
145/CV-VASEP 04/12/2024 Công văn Công văn 145/CV-VASEP: báo cáo các bất cập, khó khăn về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính của DN thủy sản
130/HĐTV 27/11/2024 Công văn Công văn số 130/HĐTV: góp ý Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.
2437/TS-KTTS 25/11/2024 Công văn Công văn 2437/TS-KTTS: tổ chức thực hiện cấp giấy SC, giấy CC
8369/VPCP-NN 14/11/2024 Công văn Công văn 8369/VPCP-NN: xử lý kiến nghị của VASEP liên quan đến một số quy định bất cập tại Nghị định số 37/2024/NĐ-CP và Nghị định 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ
12433/BTC-TC 14/11/2024 Công văn Công văn 12433/BTC-TCT: xử lý phản ánh, kiến nghị của các thành viên Hội đồng tư vấn Cải cách Thủ tục hành chính
127/CV-VASEP 15/11/2024 Công văn Công văn 127/CV-VASEP: thông tin về các khó khăn, vướng mắc trong cơ chế, chính sách, TTHC thuộc lĩnh vực giao thông vận tải