Công văn số 38/2014/CV-VASEP: Báo cáo kết quả cuộc họp về TT 48/2013/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT với VASEP và Cục Nafiqad.

38/2014/CV-VASEP
06/03/2014
11/03/2014 12:37:29 CH
VASEP
Ngày 06/03/2014, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) có công văn số 38/2014/CV-VAEP báo cáo kết quả cuộc họp về Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT với VASEP và Cục Nafiqad.

Ngày 19/2/2014, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã tổ chức cuộc họp bàn về các nội dung xung quanh Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT về kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản, thay thế Thông tư 55/2011/TT-BNNPTNT. Tại cuộc họp, Hiệp hội đã tổng hợp 10 nội dung báo cáo kiến nghị của DN, trong đó Bộ trưởng đã có ý kiến chỉ đạo cho 4 nội dung kiến nghị đầu tiên về các Nguyên tắc thảo luận được các bên nhất trí cao và đưa ra các Kết luận theo nguyên tắc đã thống nhất để Cục NAFIQAD và các bên liên quan soát xét và điều chỉnh.

Đối với nội sung số (I) và số (II) liên quan “Bảng chỉ tiêu đánh giá nhà máy” và “xếp hạng cơ sở chế biến”, đại diện VASEP và cục NAFIQAD đã có nhiều tranh luận xung quanh 2 vấn đề này, một số nội dung còn chưa thống nhất. Bộ trưởng đã đưa ra các nguyên tắc tiếp cận và ý kiến kết luận như sau:

Về nguyên tắc:

1. Quy định về Đánh giá & xếp loại đảm bảo là để có cái mốc, có tính định hướng và mang tính chất cảnh báo để DN tuân thủ và cải thiện, thúc đẩy DN phấn đấu nâng cao năng lực và hướng tới mục tiêu ngày càng hoàn thiện hơn.

2. Thống nhất cần có CĂN CỨ để xây dựng các quy định. Phải theo thông lệ quốc tế và lấy các thị trường lớn làm định hướng, trong đó gồm EU, Mỹ ... - đặc biệt là EU. Khuyến khích DN thực hiện để nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Ý kiến kết luận của Bộ trưởng:

1. Thông tư cần được soát xét, tuân thủ theo đúng các định nghĩa quốc tế về các quy chuẩn kỹ thuật (như các lỗi: Mi-Ma-Se-Cr? thẩm tra? Kiểm tra? Giám sát?..v.v..).

2. Chọn tiêu chuẩn của EU làm chuẩn mực chính để xây dựng tiêu chí đánh lỗi tương đương.

3. Thống nhất xếp hạng theo 4 mức của EU và các thị trường chính. Việc phân loại DN chỉ là để tập trung kiểm soát vào khâu yếu kém.

4. Bộ và Cục NAFIQAD cần tập trung vào việc hướng dẫn DN để thực hiện cho tốt, không thể dàn trải để kiểm soát toàn bộ được.

Đối với nội dung số (III) về “Tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra” quy định trong Phụ lục X của TT48 áp dụng cho các DN trong danh sách ưu tiên. Sau phần trình bày với các số liệu thực tế cụ thể, VASEP kiến nghị Bộ NNPTNT xem xét sửa lại tỷ lệ lấy mẫu theo đúng nguyên tắc thẩm tra, đảm bảo mục tiêu giảm giá thành cho DN, trong đó, xem xét: (1) giảm “tỷ lệ % lấy mẫu”, (2) có hướng dẫn/quy định kịp thời về chứng nhận tương đương VietGAP, (3) lấy lô XK làm căn cứ tính toán thay vì lô sản xuất.

Cục NAFIQAD báo cáo rằng số mẫu lấy để thẩm tra trong 1 tháng tại các DN là giảm, chỉ còn khoảng 60-80% so với trước đây, và khi xây dựng đã căn cứ theo cách làm/lấy mẫu của Mỹ & Canada là 25% và 10% (không đề cập đến Châu Âu). Đại diện VASEP khẳng định: đây là giám sát chứ không phải “thẩm tra” theo đúng nguyên tắc, số liệu 60-80% của Cục là không đúng và không có cơ sở khi thực tế là 1 lô XK thường phải gồm từ 2 đến nhiều lô SX, và việc lấy “lô SX” làm căn cứ đã khiến quy mô lấy mẫu lớn hơn nhiều từ 1,5-3 lần so với trước đây (tùy mặt hàng). Bộ trưởng đã đưa ra các Nguyên tắc và ý kiến kết luận như sau:

Về nguyên tắc lấy mẫu để thẩm tra:

1. Nguyên tắc để xác định tần suất & tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra là việc phân chia trách nhiệm giữa DN và CQQL Nhà nước. DN là thành phần chủ lực, là chính theo nguyên tắc của Luật ATTP.

2. DN chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa do mình sản xuất và duy trì điều kiện sản xuất đảm bảo ATTP.

3. CQQL Nhà nước chỉ thực hiện thẩm tra việc DN có thực hiện & kiểm soát hiệu quả đúng theo quy định về ATTP hay không.

Ý kiến kết luận của Bộ trưởng:

1. Phải có cơ chế để thẩm tra và đánh giá, công nhận việc duy trì điều kiện đảm bảo ATTP cơ sở sản xuất của DN, từ đó công nhận hệ thống kiểm soát của DN; giảm bớt kiểm tra của CQQL Nhà nước, chỉ tập trung kiểm tra những DN chưa làm tốt, những khâu chưa làm tốt để khuyến khích DN phấn đấu đạt được ở mức độ cao hơn.

2. Bổ sung và cần có đủ các Định nghĩa theo chuẩn Quốc tế về “Thẩm tra”, “giám sát”

3. Ghi nhận việc quy định lấy mẫu thẩm tra theo lô sản xuất là việc cần xem xét lại cho phù hợp với cả thông lệ quốc tế và điều kiện Việt Nam. Cục NAFIQAD rà soát lại Quy định lấy mẫu thẩm tra này để có phương án và cách làm phù hợp, giảm gánh nặng cho DN.

4. Việc thẩm tra phải thực hiện theo thông lệ quốc tế (lấy EU làm chuẩn tham khảo), và đảm bảo xác thực được điều kiện đảm bảo ATTP của cơ sở sản xuất và chất lượng sản phẩm phù hợp. Cách làm thế nào để đảm bảo được độ tin cậy giữa CQNN với DN và ngược lại.

5. Phải nhanh chóng xã hội hóa thực sự hệ thống phòng kiểm nghiệm, để các DN có thể mang mẫu tới kiểm tại các Phòng KN được chỉ định, và NAFIQAD dựa vào đó để chứng nhận.

Đối với nội sung số (IV) về “quy định thu phí & lệ phí” chi tiết tại Điều 9, 37 và 38 của TT48. Trên cơ sở pháp lý của Luật ATTP (tại Điều 48): chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm để kiểm tra, thanh tra ATTP do cơ quan quyết định việc kiểm tra, thanh tra chi trả”, đại diện VASEP đã trình bày và kiến nghị: Bộ NNPTNT cần quy định và phân mục rõ các hạng mục công việc thuộc trách nhiệm kiểm tra, thanh tra của Bộ NNPTNT, để từ đó thống nhất với Bộ Tài chính, tránh chồng chéo giữa “trách nhiệm của Nhà nước” và “nghĩa vụ của DN” trong quá trình thực hiện liên quan đến trách nhiệm chi trả phí và lệ phí. Bộ trưởng đã có ý kiến kết luận như sau:

1. Bộ NNPTNT không chủ trương tăng thu phí từ DN mà chỉ thu đủ theo quy định để duy trì cho hoạt động của bộ máy quản lý.

2. Các bên cùng xem xét thêm một cách đầy đủ và có cơ sở cho việc tách bạch các hoạt động thanh/kiểm tra, bao gồm cả hoạt động lấy mẫu thẩm tra, của quản lý nhà nước và của DN để tính phí

3. Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29/10/2013 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý ATTP đã được ban hành, đề nghị VASEP và các DN xem xét thêm để có kiến nghị với Bộ Tài chính.

Bộ trưởng đề nghị tiếp tục thực hiện TT48 cho đến một Quý để thấy rõ hơn các tác động, sau đó Bộ trưởng và các bên sẽ cùng họp lại để đánh giá, xem xét cụ thể mức độ tác động rồi bàn biện pháp để sửa chữa cho hợp lý.


Văn bản khác

SỐ KÝ HIỆU BAN HÀNH HIỆU LỰC LOẠI VĂN BẢN TIÊU ĐỀ VĂN BẢN FILE
08/CV-VASEP 23/01/2025 Công văn Công văn 08/CV-VASEP: báo cáo tác động thực tiễn SXKD của DN bởi quy định về kích thước tối thiểu được phép KT TS & trộn lẫn nguyên liệu tại NĐ 37/2024
04/CV-VASEP 15/01/2025 Công văn Công văn 04/CV-VASEP: góp ý dự thảo Kế hoạch hoạt động năm 2025 của Hội đồng tư vấn CCTTHC
02/CV-VASEP 08/01/2025 Công văn Công văn 02/CV-VASEP: Tham gia ý kiến về việc công nhận BVĐ thành lập Hiệp hội về Tôm
19/TS-KTTS 06/01/2025 Công văn Công văn 19/TS-KTTS: trả lời kiến nghị của VASEP về việc cấp hồ sơ truy xuất trên hệ thống eCDT.
147/CV-VASEP 16/12/2024 Công văn Công văn 147/CV-VASEP: Báo cáo tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và dự kiến kế hoach hoạt động năm 2025
Văn bản của 05 Hiệp hội ngành hàng 06/12/2024 Công văn Văn bản của 05 Hội, Hiệp hội doanh nghiệp: phản hồi văn bản số 7049/BYT-PC ngày 13/11/2024 của Bộ Y tế và tiếp tục góp ý, kiến nghị sửa đổi Nghị định 09/2016/NĐ-CP
145/CV-VASEP 04/12/2024 Công văn Công văn 145/CV-VASEP: báo cáo các bất cập, khó khăn về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính của DN thủy sản
130/HĐTV 27/11/2024 Công văn Công văn số 130/HĐTV: góp ý Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.