Công văn số 13/2013/CV-VASEP: Báo cáo về việc DOC khởi xướng điều tra vụ kiện chống trợ cấp đối với tôm Việt Nam

13/2013/CV-VASEP
22/01/2013
02/04/2013 2:31:07 CH
VASEP
Ngày 22/01/2013, Hiệp hội VASEP đã có công văn số 13/2013/CV-VASEP gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vụ kiện chống trợ cấp đối với tôm Việt Nam.

Ngày 28/12/2012, Liên minh Công nghiệp Tôm Vùng Vịnh (COGIS) đại diện cho các nhà sản xuất và chế biến tôm của Hoa Kỳ đã đệ đơn lên Chính phủ Hoa Kỳ yêu cầu khởi xướng  một cuộc điều tra chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ 7 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Ngày 18/1/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã chính thức tuyên bố khởi xướng vụ kiện theo đơn kiện trên, trong đó Việt Nam bị điều tra 20 chương trình trợ cấp theo cáo buộc của nguyên đơn.

Ngay sau khi nhận được thông tin về đơn kiện, VASEP đã cùng Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công thương tổ chức cuộc gặp các DN tôm XK vào thị trường Mỹ để cập nhật thông tin và bàn phương án kháng kiện. VASEP có công văn số 13/2013/CV-VASEP báo cáo đến Thủ tướng tình hình vụ kiện, gồm các nội dung sau:

1. Tầm quan trọng của vụ kiện chống trợ cấp đối với ngành tôm của Việt Nam.

- Nếu tôm XK của Việt Nam bị áp thuế chống trợ cấp ở mức cao sau đợt điều tra của Chính phủ Hoa Kỳ cùng với thuế chống bán phá giá hiện nay thì ngành tôm sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, kim ngạch XK vào thị trường Mỹ sẽ tiếp tục giảm mạnh, thậm chí mất thị trường, ảnh hưởng đến kim ngạch XK của cả nước. Mặt khác, do tác động tam lý, khi thị trường Mỹ bị giảm sút sẽ ảnh hưởng dây truyền đến các thị trường khác và các mặt hàng thủy sản khác của Việt Nam

- Đối tượng phải chịu ảnh hưởng gián tiếp từ vụ kiện chống trợ cấp là rất lớn gồm: các hộ nuôi, ngân hàng và hàng trăm các DN cung cấp hàng hóa và dịch vụ trong ngành thủy sản, sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách từ các đối tượng trên là không nhỏ. Nếu so với các vụ kiện chống trợ cấp của Hoa Kỳ tiến hành với các ngành công nghiệp nhỏ của Việt Nam từ 2009 đến nay thì tầm quan trọng và ảnh hưởng của vụ kiện chống trợ cấp tôm lớn hơn rất nhiều.

- Vụ kiện chống trợ cấp này được tiến hành với 7 nước XK, đều là các đối thủ cạnh tranh rất mạnh, trong khi Việt Nam lại có số lượng chương trình trợ cấp bị điều tra nhiều (20 chương trình), chỉ sau Ấn Độ (21 chương trình) và Trung quốc (25 chương trình). Trong bối cảnh đó, Việt Nam sẽ phải chống đỡ rất tích cực và hiệu quả thì mới có thể tránh được nguy cơ bị tụt hậu về vị thế cạnh tranh do phải chịu thuế cao hơn so với các nước khác.  

2. Đặc điểm của điều tra chống trợ cấp (CVD) và kinh nghiệm từ các vụ kiện gần đây.

- Điều tra chống trợ cấp (CVD) là điều tra về các khoản trợ cấp mà Chính phủ dành cho các doanh nghiệp, dù trực tiếp từ các chương trình ưu đãi, miễn giảm, hay thông qua việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ của các ngân hàng, doanh nghiệp thuộc sở hữu của Chính phủ. Do vậy, khác với điều tra chống phá giá, trong điều tra CVD, cả Chính phủ (Bộ, ngành Trung ương và các Sở, ngành thuộc các Tỉnh, Thành phố liên quan) và các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam đều sẽ là các bên liên quan trong quá trình điều tra của Chính Phủ Hoa Kỳ.

- Theo kinh nghiệm kháng kiện của Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công thương cùng các Hiệp hội Thép, Hiệp hội nhựa qua các vụ kiện CVD/AD túi nhựa PE năm 2009, vụ kiện CVD/AD ống thép CWP và vụ kiện CVD/AD mắc áo năm 2011/2012, tính chất phức tạp của điều tra chống trợ cấp đòi hỏi sự tham gia kháng kiện tích cực của các Bộ, Ngành ở trung ương và cơ quan ở các địa phương liên quan, đồng thời cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp.

- Trải qua các vụ kiện chống phá giá 10 năm qua và qua tìm hiểu các vụ kiện CVD nói trên cho thấy, một điểm rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả của vụ kiện là cả các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp đều cần có sự tư vấn, trợ giúp của tổ chức luật sư quốc tế có uy tín, kinh nghiệm về các vụ kiện CVD tại Hoa kỳ, và thông hiểu hệ thống pháp lý đặc thù của Việt Nam cũng như ngành tôm Việt Nam.

Để giúp các Doanh nghiệp vượt qua được vụ kiện duy trì xuất khẩu tôm vào thị trường Hoa Kỳ, Hiệp hội VASEP kính đề nghị Thủ tướng:

1. Giao cho Cục Quản Lý Cạnh Tranh Bộ Công Thương làm đầu mối kháng kiện đồng thời chỉ đạo các Bộ, Ngành và các cấp chính quyền địa phương quan tâm và tích cực tham gia phối hợp kháng kiện cùng Bộ Công Thương và hỗ trợ các doanh nghiệp trong cuộc điều tra này.

2. Chỉ đạo cấp ngân sách thích đáng cho Cục quản lý Cạnh tranh thuê tổ chức luật sư quốc tế có uy tín và kinh nghiệm về vụ kiện chống trợ cấp tại Hoa Kỳ, đồng thời cũng hiểu biết về chính sách, luật pháp Việt Nam và những đặc thù của ngành tôm để hỗ trợ tư vấn cho Chính phủ tham gia kháng kiện, phối hợp kháng kiện cùng VASEP và các Doanh nghiệp trong vụ kiện này.

Vân Anh


Văn bản khác

SỐ KÝ HIỆU BAN HÀNH HIỆU LỰC LOẠI VĂN BẢN TIÊU ĐỀ VĂN BẢN FILE
147/CV-VASEP 16/12/2024 Công văn Công văn 147/CV-VASEP: Báo cáo tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và dự kiến kế hoach hoạt động năm 2025
Văn bản của 05 Hiệp hội ngành hàng 06/12/2024 Công văn Văn bản của 05 Hội, Hiệp hội doanh nghiệp: phản hồi văn bản số 7049/BYT-PC ngày 13/11/2024 của Bộ Y tế và tiếp tục góp ý, kiến nghị sửa đổi Nghị định 09/2016/NĐ-CP
145/CV-VASEP 04/12/2024 Công văn Công văn 145/CV-VASEP: báo cáo các bất cập, khó khăn về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính của DN thủy sản
130/HĐTV 27/11/2024 Công văn Công văn số 130/HĐTV: góp ý Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.
2437/TS-KTTS 25/11/2024 Công văn Công văn 2437/TS-KTTS: tổ chức thực hiện cấp giấy SC, giấy CC
8369/VPCP-NN 14/11/2024 Công văn Công văn 8369/VPCP-NN: xử lý kiến nghị của VASEP liên quan đến một số quy định bất cập tại Nghị định số 37/2024/NĐ-CP và Nghị định 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ
12433/BTC-TC 14/11/2024 Công văn Công văn 12433/BTC-TCT: xử lý phản ánh, kiến nghị của các thành viên Hội đồng tư vấn Cải cách Thủ tục hành chính
127/CV-VASEP 15/11/2024 Công văn Công văn 127/CV-VASEP: thông tin về các khó khăn, vướng mắc trong cơ chế, chính sách, TTHC thuộc lĩnh vực giao thông vận tải