Công văn 36/2013/VASEP-VPĐD: Góp ý Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 117/2011/TT-BTC

36/2013/VASEP-VPĐD
17/10/2013
01/11/2013 2:53:47 CH
VASEP
Ngày 17/10/2013, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn số 36/2013/VASEP-VPĐD góp ý Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 117/2011/TT-BTC ngày 15/8/2011.

Hiệp hội VASEP đã triển khai lấy ý kiến các DN và trên cơ sở nghiên cứu Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 117/2011/TT-BTC ngày 15/8/2013: Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài (Dự thảo Thông tư thay thế TT 117, Hiệp hội VASEP có ý kiến góp ý như sau:

I. Nội dung và bố cục của Dự thảo Thông tư thay thế TT 117: Về cơ bản, Hiệp hội VASEP nhất trí với nội dung và bố cục của Dự thảo Nghị định.

II. Các điều, khoản quy định chi tiết trong Dự thảo Thông tư thay thế TT 117: Hiệp hội VASEP xin có ý kiến đóng góp như sau:

1. Đề nghị làm rõ: Chi phí mời tổ chức giám định chuyên ngành kiểm tra định mức được thanh toán bởi cơ quan yêu cầu kiểm tra tại Mục b Khoản 12 Điều 9.

Lý do: Mục b Khoản 12 Điều 9 không thấy đề cập đến phần chi phí mời tổ chức giám định chuyên ngành kiểm tra định mức được thanh toán bởi cơ quan/đơn vị nào. Do đó để minh bạch phần chi phí mời tổ chức giám định chuyên ngành kiểm tra định mức thì phải làm rõ chi phí này được thanh toán bởi cơ quan yêu cầu kiểm tra.

2. Đề nghị nên có: khoảng chênh lệch (+/-) % sai số cho phép khi thanh khoản hợp đồng quy định tại Điều 21 "Thanh khoản hợp đồng gia công".

Lý do: Trong quá trình thanh khoản hợp đồng, khi tính toán số liệu nguyên liệu sau khi xuất (DN thường xuất hàng nhiều lần) sẽ có độ sai lệch (có thể nhiều hơn hoặc ít hơn) qua các lần xuất hàng so với số liệu nguyên liệu mỗi lần nhập khẩu.

3. Đề nghị có ví dụ cụ thể và xuyên suốt hướng dẫn cách tính định mức trong "Bảng thông báo định mức từng mã hàng được quy định tại Mẫu 3 - Phụ lục 1"  hoặc tính định mức theo chiều ngược lại với quy định trong Dự thảo Thông tư, có nghĩa là tính định mức từ "thành phẩm" thay vì tính từ "nguyên liệu".

Lý do: Mỗi người hiểu cách tính định mức theo mỗi cách khác nhau, vì vậy nên có ví dụ cụ thể và xuyên suốt trong Bảng thông báo định mức từng mã hàng để DN dễ hiểu, dễ áp dụng và tạo sự thống nhất chung trong cách tính định mức. Hơn nữa, việc tính định mức từ "thành phẩm" sẽ giúp DN tính định mức dễ dàng hơn nhiều so với việc tính định mức từ "nguyên liệu". 


Văn bản khác

SỐ KÝ HIỆU BAN HÀNH HIỆU LỰC LOẠI VĂN BẢN TIÊU ĐỀ VĂN BẢN FILE
147/CV-VASEP 16/12/2024 Công văn Công văn 147/CV-VASEP: Báo cáo tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và dự kiến kế hoach hoạt động năm 2025
Văn bản của 05 Hiệp hội ngành hàng 06/12/2024 Công văn Văn bản của 05 Hội, Hiệp hội doanh nghiệp: phản hồi văn bản số 7049/BYT-PC ngày 13/11/2024 của Bộ Y tế và tiếp tục góp ý, kiến nghị sửa đổi Nghị định 09/2016/NĐ-CP
145/CV-VASEP 04/12/2024 Công văn Công văn 145/CV-VASEP: báo cáo các bất cập, khó khăn về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính của DN thủy sản
130/HĐTV 27/11/2024 Công văn Công văn số 130/HĐTV: góp ý Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.
2437/TS-KTTS 25/11/2024 Công văn Công văn 2437/TS-KTTS: tổ chức thực hiện cấp giấy SC, giấy CC
8369/VPCP-NN 14/11/2024 Công văn Công văn 8369/VPCP-NN: xử lý kiến nghị của VASEP liên quan đến một số quy định bất cập tại Nghị định số 37/2024/NĐ-CP và Nghị định 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ
12433/BTC-TC 14/11/2024 Công văn Công văn 12433/BTC-TCT: xử lý phản ánh, kiến nghị của các thành viên Hội đồng tư vấn Cải cách Thủ tục hành chính
127/CV-VASEP 15/11/2024 Công văn Công văn 127/CV-VASEP: thông tin về các khó khăn, vướng mắc trong cơ chế, chính sách, TTHC thuộc lĩnh vực giao thông vận tải