Công văn 20/CV-VASEP: Hoa kỳ thông báo phán quyết sơ bộ không công nhận tương đồng các biện pháp quản lý và bảo tồn thú biển theo Luật MMPA, rủi ro cấm nhập khẩu nhiều loài hải sản Việt Nam sang Hoa kỳ và đề xuất-kiến nghị của VASEP

20/CV-VASEP
24/02/2025
VASEP
Ngày 24/02/2025, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn số 20/CV-VASEP tới Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Ngoại giao v.v Hoa kỳ thông báo phán quyết sơ bộ không công nhận tương đồng các biện pháp quản lý và bảo tồn thú biển theo Luật MMPA, rủi ro cấm nhập khẩu nhiều loài hải sản Việt Nam sang Hoa kỳ và đề xuất-kiến nghị của VASEP

Hiệp hội VASEP nhận được thông tin về việc Hoa Kỳ thực thi các quy định của Luật Bảo vệ thú biển (MMPA) có tác động trực tiếp đến xuất khẩu nhiều loài thủy hải sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong thời gian tới. Cục Quản lý đại dương và khi quyển (NOAA), Bộ Thương mại Hoa kỳ đã gửi thông báo về phán quyết sơ bộ không công nhận tương đồng các biện pháp quản lý và bảo tồn thú biển của Việt Nam đối với 12 nghề khai thác hải sản, bao gồm: nghề lưới rê, lưới cuốn, lưới vây, câu, lưới kéo đơn/đôi,… Các loài hải sản bị ảnh hưởng bao gồm cá ngừ mắt to/vây xanh/vây vàng/vằn, cá kiếm, mực, cá mú, cá thu, cá hồng, cua...v..v.

- Lý do không công nhận tương đồng: NOAA đưa ra lý do là chưa có sự đảm bảo chắc chắn về việc Việt Nam triển khai các biện pháp quản lý, giám sát để hạn chế gây sát thương, đánh bắt không chủ ý đối với thú biển, đồng thời đảm bảo tương thích với quy định của Hoa Kỳ. NOAA đánh giá Việt Nam mới chỉ dự kiến một số hoạt động giám sát thú biển bị đánh bắt không chủ ý mà chưa ban hành thành quy định cụ thể.

- Yêu cầu bổ sung thông tin: NOAA yêu cầu Việt Nam khẩn trương bổ sung bằng chứng và tiến độ thực hiện kế hoạch quản lý đối với các nghề khai thác, đảm bảo tương thích với quy định của Hoa Kỳ trước ngày 01/4/2025. NOAA sẽ công bố kết luận cuối cùng trước ngày 30/11/2025.

Hoa kỳ đang là thị trường quan trọng và lớn nhất đối với thủy sản Việt Nam, với kim ngạch nhập khẩu thủy hải sản 1,8 tỷ USD/năm 2024. Quy định của MMPA và kết quả sơ bộ kể trên của NOAA sẽ nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ cũng như uy tín của ngành hàng, Hiệp hội VASEP xin báo cáo và trân trọng đề nghị một số nội dung với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Ngoại giao.

Hiệp hội VASEP và cộng đồng các doanh nghiệp sẵn sàng phối hợp chặt chẽ cùng Chính phủ và các Quý Bộ triển khai các hoạt động thực hiện cần thiết  để đạt được kết quả tốt nhất cho Việt Nam.


Văn bản khác

SỐ KÝ HIỆU BAN HÀNH HIỆU LỰC LOẠI VĂN BẢN TIÊU ĐỀ VĂN BẢN FILE
2515/BCT-XNK 10/04/2025 10/04/2025 Công văn Công văn 2515/BCT-XNK: Tăng cường quản lý nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu
52/CV-VASEP 11/04/2025 Công văn Công văn 52/CV-VASEP: bất cập trong Quyết định số 06/2020/QĐ-TTg về tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam
50/CV-VASEP 10/04/2025 Công văn Công văn 50/CV-VASEP: Các đề xuất-kiến nghị của HH VASEP với Chính phủ hỗ trợ cho cộng đồng DN thủy sản vượt khó khăn, điều chỉnh thích ứng và đẩy mạnh, đa dạng thị trường sau khi Mỹ áp thuế đối ứng đối với hàng hóa NK từ Việt Nam
188/TSKN-NTTS 06/04/2025 Công văn Công văn 188/TSKN-NTTS: tăng cường chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thuỷ sản trong bối cảnh Hoa Kỳ công bố sơ bộ mức thuế nhập khẩu đối ứng với Việt Nam
29/TCTCCTTHC 26/03/2025 26/03/2025 Công văn Công văn 29/TCTCCTTHC: Kiến nghị, đề xuất đối với Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2018/NĐ-CP
46/CV-VASEP 04/04/2025 Công văn Công văn 46/CV-VASEP: Hoa Kỳ thông báo mức thuế nhập khẩu đối ứng tới 46% đối với hàng hóa NK từ Việt Nam – tác động tiêu cực tới ngành thủy sản và đề xuất-kiến nghị của VASEP
47/CV-VASEP 03/04/2025 Công văn Công văn 47/CV-VASEP: Hoa Kỳ thông báo mức thuế nhập khẩu đối ứng tới 46% đối với hàng hóa NK từ Việt Nam và khuyến nghị cho doanh nghiệp
727/TTg-KSTT 07/10/2024 Công văn Công văn 727/TTg-KSTT: thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp