Thông tư số 43/2014/TT-NHNN: Quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú

43/2014/TT-NHNN
25/12/2014
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngày 25/12/2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 43/2014/TT-NHNN quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú.

Thông tư 43/2014/TT-NHNN thay thế Thông tư số 29/2013/TT-NHNN ngày 6/12/2013 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2015. Một số quy định tại Thông tư 43 như sau:

1. Về đối tượng vay và cho vay bằng ngoại tệ

  Kế thừa quy định tại Thông tư 29, Thông tư 43 quy định các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) được phép hoạt động ngoại tệ được cho vay bằng ngoại tệ đối với khách hàng vay là người cư trú.

  2. Về nhu cầu được vay vốn bằng ngoại tệ

Tương tự Thông tư 29, nhu cầu được vay vốn bằng ngoại tệ không cần chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước theo Thông tư 43 bao gồm:

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay;

- Cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được Bộ Công thương giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu năm 2015 để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu xăng dầu khi khách hàng vay không có hoặc không có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay. Thời hạn thực hiện việc cho vay này là đến hết ngày 31/12/2015. Như vậy, so với Thông tư 29, việc cho vay bằng ngoại tệ đối với nhu cầu này đã được gia hạn thêm 1 năm.

- Cho vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu xuất khẩu để trả nợ vay. Đối với trường hợp này, Thông tư 43 yêu cầu khi được TCTD giải ngân vốn cho vay, khách hàng vay phải bán số ngoại tệ vay đó cho TCTD cho vay theo hình thức giao dịch hối đoái giao ngay (spot), trừ trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán mà pháp luật quy định đồng tiền giao dịch phải bằng ngoại tệ. Đồng thời, Thông tư 43 cũng quy định việc cho vay bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu được thực hiện đến hết ngày 31/12/2015;

- Cho vay để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đối với các dự án, công trình quan trọng quốc gia được Quốc hội, Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư và đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài.

Ngoài các trường hợp cho vay bằng ngoại tệ không cần chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 43 cũng quy định một số trường hợp cho vay bằng ngoại tệ phải có chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước là trường hợp cho vay bằng ngoại tệ đối với các nhu cầu vốn thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh theo quy định tại các Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị và các văn bản khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

3. Về hồ sơ, trình tự, thủ tục xem xét chấp thuận cho vay bằng ngoại tệ đối với nhu cầu thuộc lĩnh vực ưu tiên

  Để xử lý một số bất cập đã nảy sinh trong quá trình thực hiện Thông tư 29, Thông tư 43 đã quy định cụ thể hơn trình tự xem xét chấp thuận cho vay bằng ngoại tệ đối với nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ thuộc lĩnh vực ưu tiên, cụ thể:

 Thứ nhất, về hồ sơ xin chấp thuận, khi có nhu cầu cho vay bằng ngoại tệ thuộc lĩnh vực ưu tiền, TCTD có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho vay bằng ngoại tệ, bao gồm các nội dung chủ yếu: (i) TCTD cam kết đã thẩm định và đảm bảo dự án, phương án sử dụng vốn khả thi, khách hàng vay đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật về hoạt động cho vay, có khả năng thu hồi nợ đúng hạn (gốc và lãi); (ii) TCTD báo cáo cụ thể nội dung mà TCTD đã thẩm định và phê duyệt cho vay đối với khách hàng: Nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ của khách hàng để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh theo quy định tại các Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị và các văn bản khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; mức vốn mà TCTD phê duyệt cho vay; tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính và nguồn trả nợ vay của khách hàng và các nội dung khác để đảm bảo dự án, phương án sử dụng vốn khả thi, khách hàng vay đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật; (iii) TCTD báo cáo cụ thể về nguồn vốn bằng ngoại tệ để thực hiện cho vay, đồng thời cam kết và đảm bảo cân đối được nguồn vốn bằng ngoại tệ phù hợp với thời hạn và mức vốn cho vay; việc cho vay đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động cho vay, quản lý ngoại hối, giới hạn cấp tín dụng, các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật liên quan; (iv) TCTD cam kết chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định, quyết định cho vay bằng ngoại tệ đối với các khách hàng và các nội dung, thông tin cung cấp tại văn bản đề nghị.

 Thứ hai, về trình tự, thủ tục xem xét, chấp thuận cho vay bằng ngoại tệ, Thông tư 43 quy định như sau: (i) TCTD gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện văn bản đề nghị chấp thuận cho vay bằng ngoại tệ đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Chính sách tiền tệ); (ii) Căn cứ quy định tại các Nghị quyết, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị và các văn bản khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, diễn biến thị trường ngoại hối, mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, các quy định tại Thông tư 43 và nội dung văn bản đề nghị của TCTD, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét chấp thuận việc cho vay bằng ngoại tệ của TCTD; (iii) Trong thời hạn tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị chấp thuận cho vay bằng ngoại tệ của TCTD có đầy đủ thông tin theo quy định, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi văn bản thông báo chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận việc TCTD cho vay bằng ngoại tệ, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

4. Về đồng tiền trả nợ

 Để khắc phục bất cập về thiếu quy định về đồng tiền trả nợ trong quá trình thực hiện Thông tư 29, Thông tư 43 đã bổ sung quy định về đồng tiền trả nợ như sau:

Thứ nhất, đối với khoản vay bằng ngoại tệ để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ hoặc để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới hoặc để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài hoặc khoản vay cho nhu cầu thuộc lĩnh vực ưu tiên mà khách hàng vay có đủ nguồn thu bằng ngoại tệ để trả nợ vay, thì khách hàng vay bằng ngoại tệ nào thì phải trả nợ gốc và lãi vốn vay bằng ngoại tệ đó; trường hợp có thỏa thuận trả nợ bằng ngoại tệ khác giữa TCTD và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật liên quan.

Về xử lý khi không có nguồn ngoại tệ để trả nợ, Thông tư 43 quy định trường hợp khi đến hạn trả nợ vay bằng ngoại tệ, do nguyên nhân khách quan dẫn đến nguồn ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay bị chậm thanh toán, khách hàng vay chưa có đủ ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nguồn thu ngoại tệ hợp pháp khác để trả nợ vay và được TCTD thẩm đi nhj, xác nhận bằng văn bản, thì TCTD đảm bảo cân đối được nguồn vốn bằng ngoại tệ hợp pháp để bán cho khách hàng để trả nợ vay và khách hàng vay cam kết khi nhận được ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ bán số ngoại tệ đó cho TCTD.

Thứ hai, đối với khoản vay ngắn hạn bằng ngoại tệ đối với doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu hoặc khoản vay cho nhu cầu thuộc lĩnh vực ưu tiên mà khách hàng vay không có hoặc không đủ nguồn thu ngoại tệ hợp pháp để trả nợ vay, thì TCTD đảm bảo cân đối được nguồn vốn bằng ngoại tệ hợp pháp để bán cho khách hàng để trả nợ gốc và lãi vốn vay.

Đồng thời, để tránh rủi ro thanh khoản về ngoại tệ, Thông tư 43 yêu cầu TCTD đảm bảo cân đối được nguồn vốn bằng ngoại tệ hợp pháp để bán cho khách hàng để trả nợ gốc và lãi vốn vay trong trường hợp khách hàng vay không có hoặc không đủ nguồn thu ngoại tệ hợp pháp để trả nợ vay.

5. Về áp dụng pháp luật cho vay

Thông tư 43 quy định việc cho vay bằng ngoại tệ của TCTD đối với khách hàng vay, quy định về cho vay, quản lý ngoại hối, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quy định của pháp luật có liên quan. Trong trường hợp có quy định khác nhau giữa Thông tư 43 và các văn bản khác của NHNN về việc cho vay bằng ngoại tệ, thì áp dụng quy định tại Thông tư 43.


Văn bản khác

SỐ KÝ HIỆU BAN HÀNH HIỆU LỰC LOẠI VĂN BẢN TIÊU ĐỀ VĂN BẢN FILE
01/2025/TT-BLĐTBXH 10/01/2025 01/01/2025 Thông tư Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH: quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
89/2024/TT-BTC 25/12/2024 25/12/2024 Thông tư Thông tư 89/2024/TT-BTC: bãi bỏ một phần, toàn bộ một số thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do bộ trưởng bộ tài chính ban hành trước ngày luật đất đai năm 2024, luật nhà ở năm 2023 có hiệu lực thi hành
45/2024/TT-BTNMT 31/12/2024 01/07/2025 Thông tư Thông tư 45/2024/TT-BTNMT: Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp
17/2024/TT-BNNPTNT 28/11/2024 15/01/2025 Thông tư Thông tư 17/2024/TT-BNNPTNT: sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở SX, KDTP nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm ATTP thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT
12/2024/TT-BNNPTNT 01/11/2024 Thông tư Thông tư 12/2024/TT-BNNPTNT: sửa đổi Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản
46/2024/TT-NHNN 30/09/2024 20/11/2024 Thông tư Thông tư 46/2024/TT-NHNN: quy định việc áp dụng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh NHNN), cá nhân tại TCTD, NHNN
15/2024/TT-BYT 19/09/2024 02/11/2024 Thông tư Thông tư 15/2024/TT-BYT: ban hành Danh mục thực phẩm, phụ gia TP và dụng cụ chứa đựng TP, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với TP
25/2024/TT-BTC 23/04/2024 08/06/2024 Thông tư Thông tư 25/2024/TT-BTC: Bãi bỏ Thông tư số 83/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu Việt Nam