Tags:

Nuôi tôm

(vasep.com.vn) Người nuôi tôm ở Peru đang phải đối mặt với "cuộc khủng hoảng chưa từng có" do giá tôm thế giới thấp và thiếu đầu tư vào việc triển khai các công nghệ mới giúp tăng hiệu quả.

Thực hiện Kế hoạch số 3004/KH-UBND của UBND tỉnh về phát triển 4.000ha nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao (CNC) trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, huyện Bình Đại đã có kế hoạch phát triển vùng nuôi 2.000ha nuôi tôm ứng dụng CNC, lũy kế đạt 1.751ha trong năm 2024, chủ yếu phát triển tại một số xã có điều kiện thuận lợi như: Thới Thuận, Thạnh Phước, Thừa Đức, Bình Thắng, Đại Hòa Lộc…

Nuôi tôm là khâu quan trọng nhất trong chuỗi giá trị ngành tôm. Tuy nhiên, hiện nay, mắt xích này được đánh giá là 'lỏng' nhất, yếu nhất.

(vasep.com.vn) Một số trang trại tôm ở Indonesia và Ecuador đang thử nghiệm mô hình nuôi tôm kết hợp phục hồi rừng ngập mặn, thông qua nguồn quỹ của một số tổ chức phi chính phủ. Nếu thành công, mô hình này sẽ được mở rộng trên quy mô lớn hơn.

Vươn lên hàng đầu mỗi ngành kinh tế, sản xuất… trở thành vương, thành hậu do giới truyền thông “phong tặng”.. Danh vị có được một cách dễ dãi, đôi khi ngoài ý định chủ quan của người được gọi với cái tên đầy mỹ miều đó. Nhưng nói gì thì nói, “vương, hậu” cũng có căn cứ, nền tảng chớ không phải vô cớ. Phía sau hào nhoáng đó có ai biết áp lực càng lớn lên suy nghĩ, trách nhiệm của người nổi tiếng!

(vasep.com.vn) Người nuôi tôm tại Thái Lan bắt đầu sử dụng rộng rãi phụ gia thức ăn chứa côn trùng sau khi nhiều công ty sản xuất loại thức ăn này ở phương tây bắt tay với các hãng công nghệ nuôi trồng thủy sản tại Thái Lan.

Nhớ 5 – 7 năm trước, nhiều doanh nghiệp (DN) tôm đề ra chỉ tiêu phấn đấu doanh số tiêu thụ 100 triệu USD. Câu lạc bộ 100 (CLB100) là cụm từ hình thành tự phát. Có điều vui, hay là câu lạc bộ này từ lẻ loi có 2 thành viên, nay khá đông rồi, trên chục DN. Ý nghĩa của câu chuyện này là nói lên sự phát triển ngành tôm.

(vasep.com.vn) Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát hiện và giám sát thành công tốc độ tăng trưởng, quy mô quần thể, tỷ lệ tử vong của tôm.

Thiên nhiên ngày càng vô chừng, như những tháng qua có nơi nắng nóng gay gắt, có nơi bão lũ… Nguyên nhân, người ta hay nói về sự xâm hại môi trường, gây biến động và biến động ngày càng khắc nghiệt hơn. Gần đây nhất, dự báo El Nino (thời tiết nóng lên) lại xuất hiện sẽ tác động không nhỏ tới môi sinh đất nước ta.

Những ngày đầu tháng 4, khi cái nóng đang lan tỏa mạnh ở đồng bằng, các vùng nuôi tôm ở các tỉnh phía nam tất bật cho vụ nuôi tôm mới, vụ chính của năm. Đó là thông lệ hàng chục năm qua.

Mùa tôm năm nay có chút khác biệt so mọi năm. Thật ra, tính chu kỳ là cơ bản, nhưng mỗi năm có những điểm không như nhau bị tác động bởi nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan.

(vasep.com.vn) Tập đoàn Thai Union đang thực hiện mục tiêu sản xuất tôm trung tính carbon, một mục tiêu mà giám đốc R&D của tập đoàn cho biết phải thực hiện bằng cách giảm sản lượng carbon sản xuất ra thay vì gián tiếp bù đắp carbon ở những nơi khác.

(vasep.com.vn) Nhu cầu tôm Ecuador ở các thị trường chính dự kiến vẫn tiếp tục tăng trong năm 2022, theo ông Gorjan Nikolik, phân tích gia thủy sản của Rabobank.

Phúc lợi động vật là một khái niệm bao quát được định nghĩa là trạng thái tốt về thể chất, tinh thần cũng như sự biểu hiện lành mạnh về tập tính tự nhiên của con vật. Từ năm 1979 Hội đồng Phúc lợi động vật tại Anh đã đề xuất “5 quyền tự do cơ bản của động vật” bao gồm không bị đói khát; không bị khó chịu; không bị đau đớn, tổn thương và bệnh tật; không bị hạn chế các tập tính tự nhiên và không bị sợ hãi và khổ sở. Tại Việt Nam, Luật Chăn nuôi 32/2018/QH14 với các quy định về việc phải đối xử nhân đạo với vật nuôi, chính thức có hiệu lực ngày 1/1/2020. Thông tin quý báu trên tôi đọc trên báo Nông nghiệp Việt Nam số 249 phát hành ngày 15/12/2021.

(vasep.com.vn) COVID-19 đã trở thành nỗi ám ảnh quá lớn lao vì tác hại nó đã gây ra cho thế giới. Tuy nhiên, bây giờ thế giới sống chung với nó, góc độ nào đó cho thấy chúng ta không còn sợ nó. Nhưng dù nó ra sao, chúng ta cũng không sao nhãng, mà biết cách ứng phó linh hoạt, chu toàn cuộc sống của mình trong hoàn cảnh đầy biến động và không ít bất ngờ, rủi ro này. Ngành tôm đã trong tâm thế đó.

“Quy hoạch và quy hoạch lại cả chuỗi giá trị tôm theo hướng thuận thiên, bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trên nền tảng số. Liên kết chuỗi giá trị tôm đảm bảo lợi nhuận tốt và bền vững cho mọi đối tác tham gia chuỗi giá trị tôm, người nông dân làm giàu được trên mảnh đất của mình”, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú khẳng định như thế khi nói về việc quy hoạch ngành tôm của tỉnh. Ðây cũng là vấn đề UBND tỉnh, ngành chức năng tỉnh quan tâm thời gian qua.

Mùa vụ nuôi tôm nước lợ năm 2021 của tỉnh Sóc Trăng được ngành nông nghiệp Sóc Trăng đánh giá là cơ bản thành công cả về diện tích, sản lượng và giá trị xuất khẩu du tỉnh gặp khó do dịch COVID-19.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rộng trên 40 ngàn km2, là đồng bằng lớn nhất nước, là một vùng đất thấp và bằng phẳng, cao độ trung bình phổ biến từ 1m đến 2m so với mực nước biển, được bồi tụ bởi phù sa của sông Mekong. ĐBSCL cung cấp 55% sản lượng lúa gạo, hơn 60% lượng thủy sản chủ yếu là tôm và cá tra và hơn 70% lượng trái cây cho cả nước. ĐBSCL có 13 tỉnh thành, có dân số trên 18 triệu người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của ĐBSCL có nhỉnh hơn tốc độ trung bình cả nước nhưng thu nhập đầu người lại thấp hơn.

Giữa năm 2021, khi Ấn Độ và Indonesia vất vả với dịch bệnh bùng phát, ngành tôm nước ta nhận thấy có cơ hội vượt lên chiếm lĩnh thêm thị phần tôm thế giới. Nhưng ở gần cuối năm, diễn biến ngược lại. Từ tháng 7/2021, dịch bùng phát lần thứ 4, tập trung ở phía Nam và từ tháng 10/2021, miền Tây, trọng điểm tôm Việt, rơi vào hoàn cảnh đầy khó khăn khi ca nhiễm tăng liên tục. Trong khi đó, hai cường quốc về tôm nêu trên đang vượt lên khỏi dịch bệnh và đang tiến tới kiểm soát tốt các chuỗi sản xuất, cung ứng của nền kinh tế nói chung, trong đó có ngành tôm.

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Trà Vinh phấn đấu ngành thuỷ sản tăng trưởng từ 5%/năm trở lên, giá trị sản xuất đạt từ 380 triệu đồng/ha.