Trên tinh thần kết quả cuộc họp ngày 23/11/2018 giữa đại diện Lãnh đạo Vụ Pháp chế, Lãnh đạo Cục Thú y và đại diện VASEP về việc góp ý cho Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung cho Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT (sau đây gọi là Dự thảo), theo đề nghị của Lãnh đạo Vụ Pháp chế về 02 nội dung cần thêm ý kiến đề xuất của Hiệp hội và các DN thủy hải sản trong kiểm dịch nguyên liệu thủy sản NK, sau khi rà soát và tập hợp ý kiến từ các DN, Hiệp hội VASEP xin có ý kiến như sau:
1. Về quy định hồ sơ khai báo kiểm dịch NK nguyên liệu thủy sản tại mục g Khoản 2 Điều 1 của Dự thảo sửa đổi Khoản 3 Điều 4 Thông tư 26/2016.
Vụ Pháp chế và Cục Thú y xem xét bỏ quy định cung cấp bản sao chụp có xác nhận của chủ hàng Giấy tờ do CQTQ của quốc gia nơi có cảng trung chuyển cấp tại mục g của Dự thảo nêu trên. Thay vào đó, Hiệp hội và các DN liên quan đề xuất giấy tờ gồm: bản sao Giấy xác nhận của Thuyền trưởng (Captain Statement) và bản sao Giấy phép khai thác của tàu đánh bắt là các chứng từ thể hiện đầy đủ dữ liệu cần thiết để đảm bảo các cơ quan quản lý Nhà nước có đủ các thông tin nhằm tránh việc cấp phép tiếp nhận thủy sản khai thác từ các tàu cá vi phạm IUU.
a) Liên quan đến vấn đề kiểm soát IUU:
- Đăng ký và công khai danh tính tàu vi phạm quy định IUU:
- Vị trí pháp lý của Giấy xác nhận của Thuyền trưởng:
- Giấy phép khai thác của tàu đánh bắt:
- Nguồn cung cá khai thác hầu hết từ các tập đoàn đánh bắt lớn và uy tín:
- Dạng nguyên liệu cá nhập khẩu đặc thù (nguyên con hoặc sơ chế bỏ đầu, bỏ ruột) và không là nguồn có thể gây nguy cơ bị vi phạm IUU với cơ chế kiểm soát của Việt Nam hiện nay:
- Hậu kiểm và lợi ích quốc gia:
b) Liên quan đến họat động chuyển tải:
Về quy định ghi nhãn phù hợp đối với nguyên liệu thủy sản đông lạnh nhập khẩu dạng xô/xá xếp trong container.
- Về giải pháp trước mắt: Do chưa có Thông tư hướng dẫn Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 về nhãn hàng hóa, nên Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KH-CN) đã có công văn số 2383/TĐC-QLCL ngày 23/8/2018 gửi Bộ NNPTN và Cục Thú y tham gia ý kiến tháo gỡ khó khăn cho việc ghi nhãn hàng hóa, theo đó thống nhất phương án giải quyết theo hướng có thể “coi container là một đơn vị hàng hóa” để thực hiện việc ghi nhãn hàng hóa (dán, in, đính,...) trên container
- Về giải pháp lâu dài: Đề nghị Bộ NNPTNT có ý kiến với Bộ KHCN để Bộ KHCN sớm ban hành Thông Tư hướng dẫn Nghị định 43/2016/NĐ-CP sẽ có qui định phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế v/v dán nhãn cho lô hàng nguyên liệu đông lạnh dạng xô/xá không có bao bì
3. Đề xuất bổ sung.
Để có đầy đủ thông tin về việc những quốc gia, lãnh thổ nào có thể hoặc không thể cấp Giấy chứng nhận do cơ quan thẩm quyền cấp với các thông tin như quy định tại Mục g Khoản 2 Điều 1 của Dự thảo, Hiệp hội xin đề nghị Bộ NNPTNT có công hàm gửi cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia, lãnh thổ, nơi có các các cảng trung chuyển cho chuyển tải thủy hải sản từ tàu cá vào container, để hỏi & xác minh về các thông tin này; đồng thời đề nghị họ (trong trường hợp họ chưa cấp các Giấy chứng nhận này) chấp nhận cấp các Giấy chứng nhận này cho các container thủy sản NK vào Việt Nam. Khi nào các quốc gia, lãnh thổ này thống nhất đáp ứng nội dung qui định này thì việc bổ sung quy định tại Mục g Khoản 2 Điều 1 của Dự thảo vào Thông tư sẽ đảm bảo tính khả thi của Thông tư.
Văn bản này cũng là một phần bổ sung tiếp nối, làm rõ hơn các góp ý-đề xuất của VASEP tại công văn góp ý số 155/2018/CV-VASEP ngày 13/11/2018.
Đỗ Hương