Mỹ nên đi đầu trong cuộc chiến chống IUU

(vasep.com.vn) Những sản phẩm thủy sản đến bàn ăn của con người từ hoạt động khai thác bất hợp pháp là bất chính và vô đạo đức. Trong đó, việc theo đuổi lợi nhuận bất chấp luật pháp là cốt lõi của hoạt động kinh doanh này và đã có vô số lao động bị bóc lột trên các tàu cá tại các vùng biển trên thế giới.

Một số người chỉ để cập tới vấn nạn này như việc buôn người nhưng thực chất khai thác bất hợp pháp từ lâu đã tạo ra một vòng luẩn quẩn về vi phạm nhân quyền và phá hoại môi trường.

Đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) bao trùm cả các hoạt động bất hợp pháp, từ chuyển tải trái phép đến đánh bắt không có giấy phép, đánh bắt vượt mức cho phép, đánh bắt tại các khu vực được bảo vệ và sử dụng ngư cụ bị cấm. Hoạt động này chiếm từ 20-50% tổng sản lượng hải sản khai thác từ các vùng biển, trị giá 36 tỷ USD mỗi năm. Theo bà Roberta Elias, giám đốc chính sách của WWF, đây là một thiệt hại đáng kể đối với những ngư dân tuân thủ pháp luật – đặc biệt là các ngư dân Mỹ, những người đang phải cạnh tranh với hàng NK đang chiếm 90% lượng thủy sản tiêu thụ của Mỹ.

Đánh bắt IUU cũng thúc đẩy các nỗ lực nhằm bảo tồn các hệ sinh thái biển và quản lý bền vững nghề cá. Việc các ngư trường trên khắp thế giới suy giảm buộc các tàu đánh bắt phải dành nhiều thời gian hơn trên biển, làm giảm tỷ suất lợi nhuận. Điều này đã khiến một số chủ tàu chuyển sang các mạng lưới buôn bán lao động cưỡng bức giá rẻ, họ biết rõ rằng việc thiếu giám sát, kiểm soát và kiểm tra tương tự dẫn đến các hoạt động khai thác bất hợp pháp cũng sẽ cho phép các chủ tàu và các thành viên trong chuỗi cung ứng bóc lột các lao động làm thuê mà không bị trừng phạt.

Các lao động tại các tàu cá khai thác xa bờ phải làm việc trong môi trường làm việc khắc nghiệt với mức chi phí tối thiểu, họ đang đặt gánh nặng ngày càng lớn lên nguồn lợi hải sản và hệ sinh thái vốn đã chịu nhiều áp lực và kiệt quệ. Chính vì nguồn lợi khan hiếm nên người đánh bắt càng bị áp lực về tài chính, đây là con đường dẫn tới hoạt động khai thác bất hợp pháp và vi phạm nhân quyền.

Tất cả các quốc gia và các dân tộc phải đoàn kết lại để chống đánh bắt IUU và các hành vi vi phạm nhân quyền và quyền lợi của người lao động. Và theo bà Roberta Elias, Mỹ với tư cách là nước dẫn đầu thế giới về quyền con người và bảo tồn, nên đi đầu trong việc này.

Đầu tiên, Chính phủ Mỹ nên tận dụng tối đa các cơ quan chức năng hiện có để gây áp lực ngoại giao đối với các quốc gia chịu trách nhiệm về đánh bắt IUU và vi phạm nhân quyền và quyền lợi của người lao động. Nếu được như vậy, bước đi này sẽ là một sự bổ sung vô cùng mạnh mẽ cho hệ thống cảnh báo bằng thẻ của EU, vốn đã ngăn chặn thành công các hoạt động đánh bắt IUU và bảo vệ những người đánh bắt trung thực kể từ khi có hiệu lực vào năm 2010.

Bằng cách triển khai quyền lực của các cơ quan chức năng hiện có một cách hiệu quả, Mỹ có thể làm việc với các Chính phủ để hạn chế đánh bắt IUU và vi phạm nhân quyền và quyền lợi của người lao động và áp dụng các hình phạt đối với các chính phủ bất hợp tác. Những hành động này sẽ mang lại những lợi ích bền vững cho nghề cá, cho phẩm giá cơ bản của con người và người lao động cũng như khả năng cạnh tranh của Mỹ.

Thứ hai, Chương trình Giám sát NK Thủy sản của Mỹ (SIMP), hiện chỉ bao gồm 13 loài, nên được mở rộng để bao gồm tất cả các loài hải sản và các sản phẩm hải sản. Việc thực thi và triển khai chương trình SIMP mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn cũng rất quan trọng.

Thứ ba, Chính phủ Mỹ nên bổ sung SIMP bằng cách thiết lập các cơ chế nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm nhân quyền và quyền lợi của người lao động ở cấp độ chuỗi cung ứng. Đây là một lĩnh vực khác mà Mỹ đã có các đạo luật phù hợp; bây giờ chúng cần được áp dụng. Chính phủ Mỹ nên yêu cầu các công ty phát triển các kế hoạch thẩm định và đánh giá rủi ro để đảm bảo rằng các sản phẩm trong chuỗi cung ứng của họ không đến từ lao động cưỡng bức.

Đánh bắt bất hợp pháp và tất cả các vụ lạm dụng đi kèm với nó, là mối đe dọa không thể chấp nhận được đối với con người và thiên nhiên. Mỹ đang có những biện pháp và cơ hội trong tay để trấn áp nạn buôn người và thúc đẩy trách nhiệm trong chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục