Theo đó, Cục Quản lý, Giám sát Chính sách thuế, phí và lệ phí, Bộ Tài chính trả lời về nội dung kiến nghị liên quan đến Thuế thu nhập DN (TNDN) đối với thu nhập từ lãi tiền gửi có kỳ hạn và lãi trái phiếu, sau khi bù trừ nếu phát sinh thu nhập tài chính này thì đề nghị được áp dụng như là thu nhập ưu đãi địa bàn nơi DN hoạt động như sau:
1. Về khoản thu nhập từ lãi trái phiếu:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ và điểm a,d và đ khoản 2 Điều 19 Nghị định số 218/NĐ-CP, đối với thu nhập từ lãi trái phiếu là thu nhập khác và không thuộc nhóm thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay, doanh nghiệp phải thực hiện khai, nộp thuế theo quy định.
2. Về khoản thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng:
Theo quy định tại khoản 7 Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC và tại khoản 4 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh cao hơn các khoản chi trả tiền lãi vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tình vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh thấp hơn các khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại giảm từ vào nhu nhập sản xuất kinh doanh chính khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trường hợp DN được áp dụng ưu đãi thuế theo tiêu chi địa bàn ưu đãi đầu tư mà có phát sinh thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng nếu khoản thu nhập này phát sinh tại địa bàn không thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư thì không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa bàn.
Nội dung quy định tại Thông tư số 78/2014/TT-BTC và Thông tư số 96/2015/TT-BTC nêu trên là hướng dẫn đúng với quy định của Luật thuế TNDN và Nghị định hướng dẫn của Chính phủ.
Do đó, đề xuất của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt nam về sửa đổi Thông tư 96/2015/TT-BTC để áp dụng ưu đãi thuế đối với lãi tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn và lãi trái phiếu là không có cơ sở để thực hiện.
Công văn 85/CV-VASEP