Vệ sinh an toàn thực phẩm

Nội dung Yêu cầu và Quy định về Luật An toàn thực phẩm của INDONESIA

 

Indonexia: Áp dụng Thực hành Tốt từ trang trại đến bàn ăn ở

 

Các Luật cơ bản

Pháp lệnh về “Thực phẩm – sản phẩm của trời cho”, số 7 năm 1996.       

- Quy định về ghi nhãn Thực phẩm và quảng cáo- Văn phòng quốc gia về Kiểm soát Thuốc và Thực phẩm (BPOM) của Inđônêxia-1999.

- Quy định về An toàn Thực phẩm, chất lượng và dinh dưỡng với Phước Lành của người và Thiên Chúa, số 28 năm 2004.

Các Quy định và tiêu chuẩn cho Thực phẩm và sản phẩm nông nghiệp 9/1/2009.

Pháp lệnh về “Thực phẩm – sản phẩm của trời cho” đã được ban hành năm 1996. Những vấn đề nổi bật cần quan tâm ở Pháp lệnh này là:

1. Những quy định về phụ gia thực phẩm:(1). Bất cứ ai khi sản xuất chế biến lưu thông thực phẩm đã dùng các loại phụ gia thực phẩm không cho phép hoặc sử dụng vượt quá lượng quy định đều bị cấm; (2). Chính phủ sẽ xác định những danh mục phụ gia thực phẩm bị cấm dùng trong chế biến thực phẩm hoặc trong quá trình sản xuất kinh doanh sử dụng các phụ gia thực phẩm này vượt quá mức quy định cho phép được ghi tại phần (1).Các chất được sử dụng là phụ gia thực phẩm mà tác động ảnh hưởng đến sức khoẻ con người chưa được biết, cần phải khảo sát xác định trước hết về mặt an toàn thực phẩm trong quá trình hoạt động sản xuất hoặc lưu thông thực phẩm và chỉ được kinh doanh phân phối thực phẩm này sau khi đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

2. Pháp lệnh quy định người sản xuất kinh doanh thực phẩm phải cam kết về chất lượng phù hợp với sản phẩm sản xuất, kinh doanh. Cụ thể là: (1). Bất cứ ai khi sản xuất thực phẩm đem bán phải xây dựng hệ thống cam kết về chất lượng phù hợp với mặt hàng thực phẩm dự định sản xuất; (2). Chính phủ sẽ quy định nội dung yêu cầu thực phẩm cần kiểm tra tại labô đối với mọi thực phẩm trước khi được lưu thông bán trên thị trường; (3). Labô được giao kiểm nghiệm ghi ở phần (2) sẽ thực hiện trách nhiệm được uỷ nhiệm của Nhà nước trong việc kiểm nghiệm thực phẩm; (4). Hệ thống cam kết về chất lượng và yêu cầu của labô thực hiện việc kiểm tra thử nghiệm ghi ở phần (1) và phần (2) sẽ được xác định và áp dụng tại các công đoạn, nhưng chú ý trước hết trạng thái thành phẩm và sự cần thiết của cả hệ thống quản lý thực phẩm; (5). Các điều được ghi tại phần (1), phần (2) và phần (3) sẽ được xác định tiếp theo bằng quy định tại Quy định của Nhà nước (Government Regulation).

3. Một đặc điểm nổi bật nữa là Pháp lệnh quy định các thực phẩm bị ô nhiễm, những thực phẩm này đều bị cấm lưu thông phân phối: (1). Thực phẩm có chứa chất độc hại nguy hiểm hoặc có thể gây độc hại hoặc nguy hiểm cho sức khoẻ, đời sống của con người; (2). Thực phẩm chứa các chất nhiễm bẩn (pollutants) vượt quá giới hạn tối đa cho phép; (3). Thực phẩm chứa các chất không được phép sử dụng trong chế biến sản xuất thực phẩm hoặc quá trình sản xuất thực phẩm; (4). Thực phẩm chứa các chất bị nhiễm bẩn, bị hư hỏng biến chất, có mùi hôi hoặc chứa các chất nguồn gốc thực vật bị nhiễm vi sinh (infected vegetbel) hoặc nguồn gốc động vật, hoặc từ nguồn xác động vật đã chết được chế biến thành thực phẩm không phù hợp cho con người sử dụng; (5). Thực phẩm đã hết thời hạn sử dụng.

4. Trong Pháp lệnh còn quy định rõ: tất cả ai sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải bắt buộc thi hành một cách đầy đủ về tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm.

5. Pháp lệnh quy định về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, cụ thể như sau: (1). Chính phủ sẽ xác định và áp dụng một chính sách trong lĩnh vực dinh dưỡng để nâng cao tình trạng dinh dưỡng trong cộng đồng; (2). Để nâng cao giá trị thành phần dinh dưỡng trong một số thực phẩm được chế biến và lưu thông, chính phủ có thể xác định các yêu cầu quy định riêng bao gồm thành phần của thực phẩm; (3). Trong trường hợp có sự thiếu hụt và hoặc bị giảm tình trạng dinh dưỡng tại cộng đồng, chính phủ sẽ xác định các yêu cầu cần thiết để tăng cường và làm giàu về thành phần và gía trị dinh dưỡng đối với một số thực phẩm đang được lưu thông; (4). Mọi người khi sản xuất chế biến thực phẩm được ghi tại mục (2) và (3) phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về dinh dưỡng đã được xác định; (5). Mọi người khi sản xuất chế biến thực phẩm để lưu thông phải thực hiện quá trình chế biến đảm bảo ngăn cản được (hamper) quá trình làm giảm hoặc mất chất thành phần dinh dưỡng trong nguyên liệu thực phẩm được sử dụng; (6). Các thực phẩm đã được xuất xưởng và quá trình chế biến sản xuất thực phẩm được ghi tại mục (5) sẽ được điều chỉnh bổ xung tiếp tại điều lệ do chỉnh phủ ban hành.

6. Về nhãn thực phẩm: Pháp lệnh quy định nhãn thực phẩm là một biện pháp kiểm soát VSATTP.

7. Về xuất nhập khẩu thực phẩm: Thực phẩm khi nhập vào lãnh thổ Indonesia phải đảm bảo các yêu cầu sau:(1). Thực phẩm đã được kiểm nghiệm khảo sát và chứng nhận đã đạt các quy định về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và giá trị dinh dưỡng được duyệt bởi cơ quan chuyên môn đặc trách có thẩm quyền; (2). Thực phẩm được kèm theo bộ hồ sơ ghi rõ kết quả thử nghiệm kiểm tra và khảo sát được ghi bằng văn bản và hoặc, (3). Xác định thực phẩm trên đã được kiểm nghiệm khảo sát lần đầu tại Indonesia về an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng và dinh dưỡng trước khi lưu thông; Mọi người khi nhập thực phẩm vào lãnh thổ Indonesia để lưu thông phải có trách nhiệm về an toàn chất lượng và dinh dưỡng của thực phẩm.Chính phủ sẽ xác định các yêu cầu về thực phẩm khi xuất khẩu từ lãnh thổ Indonesia để lưu thông cũng phải được kiểm tra và khảo sát lần đầu về các chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm, nhãn hiệu và yêu cầu về giá trị dinh dưỡng của thực phẩm;

8. Một số vấn đề đặc biệt nữa là: Pháp lệnh cũng quy định việc dự trữ thực phẩm quốc gia, dự trữ thực phẩm tại cộng đồng, phát triển nguồn tài nguyên nhân lực qua các hoạt động giáo dục, huấn luyện, đặc biệt với các nhà kinh doanh nhỏ, khuyến khích sự tham gia của các hội chuyên môn nghề nghiệp, các hoạt động nghiên cứu và hợp tác quốc tế.

9. Mức xử phạt được thể hiện ngay trong Pháp lệnh: tuỳ theo vi phạm, bị phạt tù đến 5 năm và phạt tiền tới 6 trăm triệu rupia. Cần chú ý việc quy định xử phạt rất cụ thể, rõ ràng, cứ chiếu theo vi phạm một điều nào trong Pháp lệnh thì sẽ bị một hình phạt tương ứng. Ví dụ: Điều 58 về xử phạt ghi rõ: vi phạm điều 33 mục 2 sẽ bị phạt tù 3 năm và nộp tiền phạt là 360.000.000 rupia.

10.   Một luật toàn diện về thực phẩm đã được ký kết có hiệu lực vào năm 1996 để kiểm soát sản xuất trong nước, nhập khẩu, chế biến và phân phối thực phẩm, nhưng các quy định cần thiết để thực hiện pháp luật đã được ban hành chậm. Luật Thực phẩm (1996) toàn diện bao gồm các quy định pháp luật liên quan đến thực phẩm, xem xét những người đã có trong sự tồn tại cũng như tạo ra những cái mới.

Nhiều quy định của Indonesia liên quan tới tiếp thị các thực phẩm không rõ ràng và khó hiểu và do đó, hoặc không được thực thi ở tất cả, hoặc chỉ được thực thi không nhất quán. Trong khi xem xét lại quy định là quan trọng, thực tế của những gì thực sự xảy ra trong thực tế có thể được khá khác nhau.

Vấn đề khó khăn nhất cho các nhà xuất khẩu vận chuyển sản phẩm giá trị cao có thể là yêu cầu tất cả các sản phẩm nhập khẩu được đăng ký với Cơ quan Quốc gia về Thuốc và Thực phẩm kiểm soát (BPOM) để có được đăng ký thực phẩm (ML) số. Điều này có thể là một quá trình lâu dài và nặng nề. Ngoài ra, một số sản phẩm đều được kiểm duyệt bổ sung từ BPOM và thức ăn động vật dựa trên yêu cầu một giấy phép nhập khẩu của Tổng Giám đốc Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp.

Quy định 

»Phụ gia

»Các chất ô nhiễm

»Thuế / Thuế Giá 

»Hành vi Thực phẩm / Quy định / sửa đổi

»Hướng dẫn / Chính sách 

»Irradition 
»Ghi nhãn

»Dinh Dưỡng / hữu cơ / Thực phẩm chức năng

Tiêu chuẩn

»Thực phẩm, phụ gia thực phẩm vv

»Mía đường và sản phẩm tinh bột

Trang mạng điện tử:

Http://asianmfoodreg.co/regulations_standard.php?id=9

http://www.slideshare.net/worldtap/food-safety-indonesia

JMPR (joint fao/who meetings on food additives):

Ủy ban hỗ trợ chuyên nghành về dư lương thuốc bảo vệ thực vật.

http://www.codexxalimentarius.net/web/jecfa.jsp

JECFA (joint fao/who meetings on food additives): Ủy ban hỗ trợ chuyên nghành về phụ gia thực hẩm.

http://www.codexxalimentarius.net/web/jecfa.jsp

JEMRA (joint fao/who meetings on microbiological risk assessment): Ủy ban hỗn hợp chuyên nghành về đánh giá nguy cơ vi sinh vật.

Http://www.codexxalimentarius.net/web/jemra.jsp

INFOSAN (international food safety authorities network):

http://www.who.int/foodsafety/fs_manegement/infosan/en/

ATFC (asean task force on codex):

http://atfc.aseanfoodsafetynetwork.net/

 

Tin cùng chuyên mục