QUY ĐỊNH CHUNG CỦA INDONESIA TRONG LĨNH VỰC THÚ Y
Quản lý chất lượng các sản phẩm thực phẩm thuộc phạm vi trách nhiệm của nhiều bộ: Bộ Nông nghiệp (MOA), Bộ Đại dương và Thủy sản (MOOF), Cơ quan Kiểm soát thực phẩm và dược phẩm, Bộ Y tế và Bộ Thương mại.
Bộ Nông nghiệp (MOA) thông qua Tổng cục dịch vụ chăn nuôi (DGLS) có trách nhiệm đối với kiểm soát hoạt động chăn nuôi bao gồm cả thú y và chất lượng các sản phẩm động vật. Các quy định căn cứ vào Luật số 6, 1967 quy định quyền hạn trong việc kiểm soát thú y và các sản phẩm động vật bao gồm các dịch vụ thú y quan trong.
Việc kiểm soát và quản lý các loại thuốc thú y được thực hiện bởi Chi cục Kiểm soát Thuốc thú y. Chi Cục Dư lượng hóa chất kiểm soát các dư lượng thuốc thú ý trong các sản phẩm vật nuôi. Cả hai Chi cục này đều thuộc Cục thú y công cộng của Tổng cục dịch vụ chăn nuôi.
MOOF quản lý việc sử dụng thuốc thú y trong nuôi trồng thủy sản
Ủy ban Thuốc thú y được thiết lập để đưa ra những khuyến nghị về chính sách liên quan đến thuốc thú y và Ủy ban Đánh giá thuốc thú y thực hiện các đánh giá kỹ thuật cho quản lý thuốc thú y.
Phòng Lab kiểm soát chất lượng sản phẩm vật nuôi được thành lập năm 1994 nhằm phân tích và khẳng định dư lượng và ô nhiễm vi sinh vật trong các sản phẩm vật nuôi. Phòng Lab này đã được nâng cấp thành phòng thí nghiệm kiểm chứng quốc gia đối với chất lượng các sản phẩm vật nuôi. Việc kiểm soát và kiểm nghiệm thuốc thú y được thực hiện tại Phòng thí nghiệm kiểm nghiệm thuốc thú y, được thiết kế để thực hiện các thí nghiệm và cấp chứng chỉ chất lượng cho các sản phẩm và đảm bảo chúng tuân thủ các quy định.
Các quy định cơ bản của Indonesia về Thú y bao gồm:
a) Luật số 7 về thực phẩm 4/11/1996
b) Nghị định số 265 của Bộ Nông nghiệp liên quan đến yêu cầu kiểm dịch đối với việc nhập khẩu cá sống vào Indonesia
c) Quy định liên bộ Thương mại, bộ Đường biển và thuỷ sản số 64/m-DAG/PER/12/2009 về việc cấm nhập tạm thời tôm thuộc một số loài nhất định vào lãnh thổ Indonesia
d) Nghị định của Bộ Nông nghiệp số 1977/kpts/PD.620/4/2009 quy định cấm tạn thời việc nhập lợn và các sản phẩm liên quan đến lợn từ các quốc gia có cúm lợn vào lãh thổ Indonesia
e) Nghị định của Bộ trưởng Nông nghiệp số 245/Kpts/LB730/4/90 về các biện pháp kiểm dịch trên cá sống xuất khẩu từ lãnh thổ Indonesia
f) Quy định của chính phủ số 15/2002 liên quan đến kiểm dịch thuỷ sản