Trong thập kỷ qua, EU là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Quan hệ thương mại song phương Việt Nam – EU trong những năm gần đây đã có những bước phát triển đáng kể. Năm 1995, Việt Nam ký Hiệp định khung về hợp tác và phát triển với EU. Tiếp đó là những kế hoạch và chương trình nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai bên. Đến năm 2010, Việt Nam và EU hoàn thành đàm phán và ký tắt Hiệp định đối tác, hợp tác toàn diện (PCA).
Việt Nam là nền kinh tế định hướng xuất khẩu, với kim ngạch xuất khẩu chiếm 69% GDP năm 2008 (64% năm 2009 và 61% năm 2005); trong đó 16% GDP được xuất khẩu sang EU với giá trị kim ngạch là 14,9 tỷ USD (14% năm 2009 với 12,6 tỷ) và chiếm 17% tổng xuất khẩu Việt Nam (tỷ lệ này giữ ổn định kể từ năm 2005).
Năm sản phẩm dẫn đầu xuất khẩu vào EU (giầy dép: 4,5 tỷ, dệt may: 2,3 tỷ, cà phê: 1,4 tỷ, thủy hải sản: 1,1 tỷ và đồ nội thất: 1 tỷ) chiếm 70% tổng giá trị xuất khẩu vào EU năm 2008 (65% năm 2009) với chỉ số tập trung (chỉ số Herfindahl-Hirschman) tương đương 0,12 (mức vừa phải): vì thế xuất khẩu sang EU dễ phải hứng chịu những cú sốc đối với một số ngành công nghiệp như đã thấy khi xuất khẩu từ VN sang thị trường này giảm 15% năm 2009 (giầy dép: -20%, cà phê: -26%, đồ nội thất: -20% trong khi dệt may giảm 10%).
Mức thuế quan trung bình EU áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ Việt Năm trong năm 2009 khoảng 4,1% (giảm từ 4,5% năm 2005). Tuy nhiên, mức thuế quan bình quân gia quyền (có tính đến mức độ hương mại) lên tới 7%, có nghĩa là EU đang áp mức thuế tương đối cao hơn đối với các sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Việt Nam (ví dụ dệt may: 11,7%, thủy sản: 10,8% và giầy dép: 12,4%) và mức thuế cao nhất (hơn 57%). Điều này cũng có nghĩa là việc cắt giảm thuế đối với hầu hết các sản phẩm trong khuôn khổ FTA sẽ mang lại những ích lợi quan trọng cho Việt Nam khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh tại thị trường EU. Liên quan đến thuế quan đối với hàng nhập khẩu, Việt Nam cắt giảm thuế đang kể sau khi gia nhập WTO và hiện nay mức thuế quan trung bình là 9,3% (giảm từ 13,7% năm 2005); mức thuế quan áp dụng cho hầu hết các sản phầm xuất khẩu của EU vào Việt Nam rất thấp, ngoại trừ ô tô 24,2% (điện tử: 8,9%, cơ khí: 3,4%, dược phẩm: 2%, sắt: 2%, dụng cụ thí nghiệm quang học và thiết bị y tế: 1,3%, máy bay: 0%). Tuy nhiên, trong tất cả các danh mục kể trên ngoại trừ máy bay, có rất nhiều dòng thuế cao (từ 10% đối với dược phẩm đến 90% đối với ngành ô tô).
EU-VN Trade Figures