Biểu thuế nhập khẩu thủy sản vào EU và lộ trình cắt giảm thuế theo EVFTA

(vasep.com.vn) Ngày 12/2, Nghị viện châu Âu (EU) đã chính thức thông qua Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Chính phủ Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) sau 9 năm đàm phán. Dự kiến, EVFTA sẽ được thực thi từ tháng 7/2020. VASEP trích lược nội dung các chương trong hiệp định liên quan đến cắt giảm thuế quan thủy sản NK vào EU, bao gồm biểu thuế NK thủy sản vào EU và cách tính thuế theo lộ trình cắt giảm hoặc xóa bỏ tại Phụ lục 2-A: Cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan, Chương 2: Đối xử quốc gia và Mở cửa thị trường đối với hàng hóa, như sau:

                                        

BIỂU THUẾ THỦY SẢN VÀO EU 

PHỤ LỤC 2-A : GIẢI THÍCH LỘ TRÌNH CẮT GIẢM HOẶC XÓA BỎ THUẾ QUAN

  CẮT GIẢM HOẶC XÓA BỎ THUẾ QUAN

MỤC A

CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

1.      Trừ khi được quy định khác trong Biểu thuế của một Bên của Phụ lục này, các danh mục cắt giảm thuế sau đây được áp dụng theo Điều 2.7 (Cắt giảm hoặc Xóa bỏ Thuế quan) để cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa có xuất xứ từ Bên kia theo Phụ lục 2- A-1 (Biểu thuế của Liên minh) và 2-A-2 (Biểu thuế của Việt Nam):

(a)    thuế quan đối với hàng hóa xuất xứ thuộc danh mục “A” trong Biểu thuế của một Bên sẽ được xóa bỏ hoàn toàn và các hàng hóa đó không bị áp thuế quan kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực;

(b)   thuế quan đối với hàng hóa xuất xứ thuộc danh mục “B3” trong Biểu thuế của một Bên sẽ được xóa bỏ dần đều trong 4 năm bắt đầu từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, và hàng hóa sau đó không bị áp thuế quan nữa;

(c)    thuế quan đối với hàng hóa xuất xứ thuộc danh mục “B5” trong Biểu thuế của một Bên sẽ được xóa bỏ dần đều trong 6 năm bắt đầu từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, và hàng hóa sau đó không bị áp thuế quan nữa;

(d)   thuế quan đối với hàng hóa xuất xứ thuộc danh mục “B7” trong Biểu thuế của một Bên sẽ được xóa bỏ dần đều trong 8 năm bắt đầu từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, và hàng hóa sau đó không bị áp thuế quan nữa;

(e)    thuế quan đối với hàng hóa xuất xứ thuộc danh mục “B9” trong Biểu thuế của một Bên sẽ được xóa bỏ dần đều trong 10 năm bắt đầu từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, và hàng hóa sau đó không bị áp thuế quan nữa;

(f)    thuế quan đối với hàng hóa xuất xứ thuộc danh mục “B10” trong Biểu thuế của một Bên sẽ được xóa bỏ dần đều trong 11 năm bắt đầu từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, và hàng hóa sau đó không bị áp thuế quan nữa;

2.      Thuế suất cơ sở và danh mục cắt giảm để xác định mức thuế tạm thời ở mỗi giai đoạn cắt giảm cho một mặt hàng được nêu cụ thể cho mặt hàng đó trong Biểu thuế của mỗi Bên.

3.      Không ảnh hưởng tới Điều 2.7 (Cắt giảm hoặc Xóa bỏ Thuế quan), thuế suất ưu đãi của EU theo Hiệp định này trong bất kỳ trường hợp nào không được cao hơn mức thuế thông thường của EU áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam vào ngày trước ngày Hiệp định có hiệu lực. Nghĩa vụ này áp dụng từ ngày đó tới năm thứ 7 sau khi Hiệp định có hiệu lực.

4.      Mức thuế suất trong các giai đoạn tạm thời được làm tròn xuống ít nhất là 0,1 phần trăm gần nhất hoặc, nếu tỷ lệ thuế quan được thể hiện bằng đơn vị tiền tệ, ít nhất là 10 xu euro gần nhất trong trường hợp của EU.

5.   Vì mục đích của Phụ lục này, bao gồm các Biểu thuế của các Bên trong tiểu Phụ lục 2-A-1 (Biểu thuế của EU) và 2-A-2 (Biểu thuế của Việt Nam), lần cắt giảm đầu tiên được thực hiện vào ngày Hiệp định có hiệu lực. Các lần cắt giảm hàng năm sau đó được thực hiện vào ngày 1 tháng 1 của năm tương ứng tiếp sau năm Hiệp định có hiệu lực theo quy định tại Điều 17.16 (Hiệu lực).

 

MỤC B

HẠN NGẠCH THUẾ QUAN

1.      Để quản lý từng hạn ngạch thuế quan trong Năm 1 của Hiệp định, các Bên phải tính lượng hạn ngạch thuế quan bằng cách trừ khối lượng tương ứng với khoảng chênh lệch thời gian từ ngày 1 tháng 1 và ngày Hiệp định có hiệu lực.

TIỂU MỤC 1

HẠN NGẠCH THUẾ QUAN CỦA EU

1.      EU quản lý hạn ngạch thuế quan theo các quy định trong nước nhằm tạo thuận lợi thương mại giữa các Bên theo hướng tận dụng tối đa lượng hạn ngạch thuế quan.

Cá ngừ

12.    Hàng hóa có xuất xứ được phân loại theo dòng thuế 1604.14.11, 1604.14.18, 1604.14.90, 1604.19.39 và 1604.20.70 trong Biểu thuế của EU sẽ được miễn thuế trong phạm vi 11 500 tấn/năm.

Surimi

13.    Hàng hóa có xuất xứ được phân loại theo dòng thuế 1604.20.05 trong Biểu thuế của EU sẽ được miễn thuế trong phạm vi 500 tấn/năm.

TIỂU MỤC 2

HẠN NGẠCH THUẾ QUAN CỦA VIỆT NAM

1.      Thời gian thực hiện, lượng hạn ngạch, phương thức quản lý và các điều khoản và điều kiện khác liên quan đến việc phân bổ hạn ngạch thuế quan của Việt Nam phải phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong WTO.

2.      Thuế trong hạn ngạch đối với hàng hóa có xuất xứ thuộc danh mục “B10-trong hạn ngạch” trong Biểu thuế của Việt Nam được xóa bỏ dần đều trong 11 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, và hàng hóa sau đó không bị áp thuế trong hạn ngạch.

Thuế ngoài hạn ngạch đối với hàng hóa có xuất xứ cho các mặt hàng trong danh mục “B10-trong-hạn ngạch” trong Biểu thuế của Việt Nam không bị ràng buộc.

Tin cùng chuyên mục