Tags:

Nhập khẩu thủy sản

(vasep.com.vn) Tính đến cuối tháng 9/2024, Hàn Quốc nhập khẩu tổng cộng 651.137 tấn thủy sản, giảm 9% so với mức 714.919 tấn nhập khẩu trong cùng kỳ năm 2023. Tổng giá trị nhập khẩu trong kỳ đạt 2,908 tỷ USD, giảm 15% so với mức 6,411 tỷ USD của năm 2023.

(vasep.com.vn) Theo đánh giá của Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO), mức thuế trung bình của Trung Quốc đối với thủy sản thấp hơn nhiều so với mức thuế đối với hầu hết các thực phẩm NK khác.

(vasep.com.vn) Nhập khẩu thủy sản của Brazil đạt 37.317 tấn, trị giá 246,5 triệu USD trong quý 2, tăng 22% về khối lượng và 12% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giảm 20% và 15% so với quý trước đó.

Chosun Daily, đơn vị theo dõi hoạt động của Dự án Đại dương ngoài vòng pháp luật về việc truy tìm hải sản được sản xuất tại Trung Quốc bằng lao động cưỡng bức, tuyên bố đã phát hiện tới 4.000 tấn hàng nhập khẩu như vậy tại Hàn Quốc.

(vasep.com.vn) Tính đến cuối tháng 11/2023, nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc đạt 878.730 tấn, giảm 18% so với 1,07 triệu tấn năm 2022. Các loài nhập khẩu chính là cá minh thái, cá thu, mực, cá chày, bạch tuộc và cá trích, loài cá có khối lượng nhập khẩu thấp nhất là cá minh thái đông lạnh, với 129.897 tấn, giảm 57% so với năm 2022.

(vasep.com.vn) Cơ quan giám sát thị trường thủy sản châu Âu (EUMOFA) vừa công bố báo cáo Thị trường thủy sản EU 2022; một tài liệu mô tả kinh tế về toàn bộ ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở Châu Âu. 

(vasep.com.vn) Tính tới tháng 9/2022, NK thủy sản của Hàn Quốc từ Nhật Bản đạt 19.206 tấn, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2021.

(vasep.com.vn) Thị trường thủy sản Trung Quốc bùng nổ mang lại cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu thủy sản quốc tế. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của Trung Quốc, cộng với sự thiếu hụt nguồn cung thủy, hải sản trong nước đã khiến nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc tăng lên qua từng năm.

(vasep.com.vn) Tính tới tháng 4/2022, Hàn Quốc đã nhập khẩu 435.571 tấn thủy sản, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2021. Giá trị nhập khẩu đạt 1,7 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

(vasep.com.vn) Đầu tháng 8/2021, Thượng Hải và Quảng Châu - các trung tâm vận chuyển hàng không chính của Trung Quốc đã hạn chế nhập khẩu thủy sản đông lạnh. Các hãng hàng không lớn của Trung Quốc đã thông báo ngừng vận chuyển hàng đông lạnh và ướp lạnh trên các chuyến bay quốc tế đến hai thành phố này. Các hạn chế ở Thượng Hải lẽ ra được dỡ bỏ vào ngày 15/8, nhưng đã được gia hạn mà không có bất kỳ thông báo nào. Công suất vận tải hàng không duy trì khoảng 30-50% so với mức bình thường và giá cước vận tải hàng không đối với thủy sản nhập khẩu đã tăng 50% kể từ năm 2020.

(vasep.com.vn) Cơ quan tư vấn chế độ ăn uống quốc gia của Trung Quốc đã đề xuất người dân nước này cần ăn nhiều hải sản hơn để giảm các bệnh mãn tính như bệnh tim và tiểu đường đang gia tăng. Dự kiến Trung Quốc sẽ cần thêm từ 6 đến 18 triệu tấn thủy sản hàng năm để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa.

(vasep.com.vn) Global Times đưa tin, Trung Quốc đã nới lỏng các hạn chế đi lại trong nước, cho phép người dân di chuyển tự do bằng tàu hỏa mà không cần giấy xác nhận đã kiểm tra axit nucleic. Tuy nhiên, việc kiểm soát coronavirus đối với thủy sản đông lạnh nhập khẩu vẫn được giữ nguyên.

Một nửa lượng thủy sản tiêu thụ tại Nhật là sản phẩm chế biến dưới dạng ướp muối, sấy khô, hun khói, làm chả cá hoặc đóng hộp.

(vasep.com.vn) Trung Quốc đang có những dự báo khác nhau về sản lượng cá rô phi của nước này trong ngắn hạn. Những người nuôi cá ở tỉnh Quảng Đông dự đoán sản lượng sẽ giảm do thời tiết lạnh giá nghiêm trọng, trong khi đó, các nhà chế biến và một số chuyên gia lạc quan hơn khi nhu cầu phục hồi.

(vasep.com.vn) Theo số liệu thương mại do Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ, trong năm 2020 Mỹ đã xuất khẩu gần 1,3 triệu tấn thủy sản trị giá 4,5 tỷ USD, thấp hơn 17% cả về khối lượng và giá trị so với 1,5 triệu tấn và 5,4 tỷ USD xuất khẩu trong năm 2019. Năm 2020, Mỹ nhập khẩu 2,9 triệu tấn thủy sản trị giá 21,9 tỷ USD, tăng 3% về lượng và giảm 2% về giá trị so với năm 2019.