Quy định về Chương trình Giám sát thuỷ sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ (SIMP)

Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) đã công bố Chương trình Giám sát thuỷ sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ (SIMP) ngày 9 tháng 12 năm 2016. Chương trình được thiết lập nhằm theo dõi một số sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu vào quốc gia này, yêu cầu báo cáo và lưu giữ báo cáo cần thiết để ngăn chặn khai thác thuỷ sản không báo cáo, không quản lý và bất hợp pháp (IUU), mô tả sản phẩm sai lệch cho các sản phẩm thuỷ sản được đưa vào Hoa Kỳ, do đó, sẽ góp phần vào việc bảo vệ nền kinh tế trong nước, an ninh lương thực toàn cầu và sự chia sẻ nguồn tài nguyên biển bền vững.

Khai thác thuỷ sản bất hợp pháp (IUU) và gian lận thương mại gây nguy hại đến sức khoẻ của các quần đàn cá, bóp méo thị trường tiêu thụ, tác động tiêu cực đến niềm tin của người tiêu dùng với những sản phẩm được sản xuất tuân thủ với quy định quản lý nghề cá. Là quốc gia đứng đầu về quản lý nghề cá và là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn của thế giới, Hoa Kỳ có trách nhiệm chống lại các thực hành bất hợp pháp, phá hoại tính bền vững việc chia sẻ tài nguyên biển.

NOAA và các cơ quan chức năng của Chính phủ Hoa Kỳ đã nỗ lực tham gia vào việc tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên thế giới, thúc đẩy quan hệ đối tác và thiết lập truy xuất nguồn gốc thuỷ sản. Chương trình giám sát thuỷ sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ là pha đầu tiên của một Chương trình truy xuất dựa vào rủi ro – yêu cầu nhà nhập khẩu ghi chép và cung cấp thông tin, báo cáo các số liệu quan trọng – từ điểm khai thác đến điểm vào thị trường Mỹ- danh sách ban đầu của những loài cá nhập khẩu và xác định các sản phẩm từ cá, đặc biệt là những loài dễ bị tổn thương bởi hoạt động khai thác IUU và/hoặc gian lận thương mại thuỷ sản.

Chương trình SIMP được thành lập cho phép ghi chép, lưu trữ số liệu yêu cầu đối với các thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản ưu tiên đã được xác định là đặc biệt dễ tổn thương đối với hoạt động khai thác bất hợp pháp và gian lận thương mại. Số liệu thu thập được sẽ cho phép những loài ưu tiên này được truy xuất từ điểm vào thị trường Mỹ quay lại điểm được khai thác hoặc sản xuất để kiểm chứng xem chúng có được khai thác hay sản xuất hợp pháp không. Thu thập tài liệu về sản lượng và sản lượng lên bến cho những loài thuỷ sản ưu tiên sẽ được hoàn thành thông qua hệ thống Dữ liệu thương mại quốc tế (ITDS), là cổng dữ liệu riêng của Chính phủ Hoa Kỳ cho việc báo cáo tất cả các hàng hoá xuất và nhập khẩu. Chương chình SIMP không phải là chương chình cấp nhãn, cũng không phải chương trình đối mặt với người tiêu dùng. Cùng với thẩm quyền của điều luật Magnusisn –Stevens và an ninh thông tin nghiêm ngặt của hệ thống ITDS- các thông tin thu thập được trong khuôn khổ Chương trình này sẽ được bảo mật. Ghi chép của nhà nhập khẩu sẽ được yêu cầu lưu trữ về chuỗi hành trình sản phẩm cá hoặc sản phẩm từ cá từ điểm khai thác đến điểm vào Hoa Kỳ.

Một số loài ưu tiên: bào ngư, cá tuyết Đại tây dương, nghẹ xanh Đại tây dương, cá nục heo, cá song, cua huỳnh đế, cá tuyết Thái bình dương.

Những loài sẽ áp dụng: Cá Hồng đỏ, hải sâm, cá nhám, tôm, cá kiếm, cá ngừ: cá ngừ mắt to, ngừ sọc dưa , ngừ vây vàng, ngừ vây ngực dài và cá ngừ vây xanh

Thời gian có hiệu lực: từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 là ngày bắt buộc tuân thủ cho hầu hết các loài trong danh sách ưu tiên trong quy định, riêng tôm và bào ngư sẽ được hoãn lại ở giai đoạn sau. Ngày có hiệu lực của quy định này đối với tất cả tôm và bào ngư nhập khẩu-khai thác tự nhiên và nuôi – sẽ được giữ lại cho đến khi có báo cáo tương xứng và/hoặc yêu cầu lưu giữ hồ sơ đã được thiết lập cho ngành nuôi trồng thủy sản nội địa của Hoa Kỳ- đối với sản phẩm tôm và bào ngư từ nuôi trồng thuỷ sản. Vào thời gian đó, bộ phận thuỷ sản của NOAA sẽ thông báo ngày tuân thủ cho bào ngư và tôm.

Thông tin cần được thu thập:

Đối với chủ thể khai thác hoặc sản xuất cần thu thập các thông tin sau: (1) Tên, quốc gia mang cờ của tàu khai thác; )(2) Bằng chứng về quyền khai thác (giấy phép, số giấy phép), (3) Mã nhận dạng tàu (nếu có); (4) Tên của trại nuôi hoặc thiết bị/hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản; (5) Loại ngư cụ khai thác được sử dụng, khai thác cá gì, khi nào và ở đâu, danh sách các loài cá – Hệ thống thông tin khoa học thủy sinh nghề cá (ASFIS) 03 mã alphabeta; (6) Ngày lên cá; (7) Điểm lên cá lần đầu; (8) Dạng sản phẩm ở thời điểm lên cá- bao gồm số lượng và khối lượng sản phẩm; (9) Ngư trường hoặc nơi nuôi trồng thuỷ sản và (10) Tên của thực thể mà cá được lên hoặc chuyển đến.

Lưu ý: Trong trường hợp các sản phẩm và sản phẩm bao gồm nhiều lần thu hoạch, mỗi lần liên quan đến lô hàng phải được báo cáo nhưng người nhập khẩu không cần liên kết mỗi lần với một sản phẩm hoặc một phần của lô hàng đó.

Đối với Hồ sơ nhập khẩu cần thu thập các thông tin như: (1)Tên, địa chỉ, thông tin liên lạc; (2) Ban Thuỷ sản của NOAA sẽ phát hành mã số cho phép thương mại thuỷ sản quốc tế (IFTP); (3) Người nhập khẩu sẽ có trách nhiệm lưu giữ thông tin ghi chép về chuỗi hành trình sản phẩm như trình bày chi tiết ở trên; (4) Thông tin về việc chuyển tải sản phẩm (công bố bởi tàu khai thác/tàu chuyển tải, vận đơn; (5) Thông tin về chế biến, tái chế, pha trộn sản phẩm.

Thông tin chi tiết về  quy định cuối cùng được cập nhật tại trang thông tin điện tử sau: www.iuufishing.noaa.gov.

(Theo DFISH)

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục