Các yêu cầu và thủ tục đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu vào EU (phần 2)

(vasep.com.vn) Sơ bộ những quy định và thủ tục đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu vào EU mà các nhà xuất khẩu sang thị trường này cần biết tiếp theo như sau:

Chú thích ảnh

Quy định về môi trường – Yêu cầu và thủ tục

Ưu tiên hàng đầu của EU là đảm bảo các sản phẩm được đưa vào thị trường khu vực an toàn với môi trường và sức khoẻ con người. Các nhà sản xuất muốn xuất khẩu sang thị trường EU cần đảm bảo sản phẩm của mình đáp ứng được các yêu cầu này.

Các sáng kiến mới: Kế hoạch Hành động Kinh tế Tuần hoàn và Thoả thuận xanh II của EU

Vào ngày 11/12/2019, Bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu đã công bố Thoả thuận xanh của Châu Âu. Mục tiêu của chính sách và chương trình lập pháp này là đưa EU trở thành lục địa đầu tiên trên thế giới đạt mục tiêu cân bằng phát thải carbon vào năm 2050. Thoả thuận xanh của Châu Âu ảnh hưởng tới tất cả các khía cạnh của nền kinh tế bao gồm nông nghiệp, xây dựng, tài chính và sản xuất.

Việc tuyên truyền về “Kế hoạch hành động Kinh tế Tuần hoàn mới vì một Châu Âu sạch hơn và cạnh tranh hơn” (CEAP II) đã đưa ra chính sách sản phẩm của EC trong Thoả thuận xanh Châu Âu. CEAP II tiếp nối thông điệp năm 2014 “Hướng tới Kinh tế Tuần hoàn: Chương trình không lãng phí cho Châu Âu” và thực hiện Thoả thuận xanh Châu Âu. Khi thực hiện CEAP II, Uỷ ban Châu Âu sẽ thúc đẩy luật pháp và các biện pháp khác nhằm khuyến khích việc đánh giá toàn diện về dấu ấn môi trường của sản phẩm trong giai đoạn phát triển thiết kế. Một công cụ lập pháp mà Uỷ ban Châu Âu đang tìm cách để đạt được mục tiêu là Chỉ thị về thiết kế sinh thái của EU (EU Ecodesign Directive). Uỷ ban cũng sẽ xem xét các công cụ khác bao gồm nhãn sinh thái và REACH.

Đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế sử dụng hoá chất (REACH)

REACH được áp dụng cho tất cả các hoá chất được sản xuất hoặc nhập khẩu vào EU với số lượng vượt quá 1 tấn. Quy định này có hiệu lực vào năm 2007 (quy định 1907/2006) và liên quan tới hầu hết các lĩnh vực. REACH bắt buộc các công ty phải đăng ký cho tất cả các hoá chất có trong sản phẩm. Cục Hoá chất Châu Âu (ECHA) là cơ quan chịu trách nhiệm tiếp cận và đảm bảo việc đăng ký được thực hiện đầy đủ. 

Ngoài yêu cầu đăng ký, REACH cho phép Uỷ ban Châu Âu giám sát, hạn chế hoặc cấm sử dụng các chất độc hại và các sản phẩm có chứa các chất đó. “Danh sách ứng viên” (Candidate List) là các chất được trong danh mục chất có nguy cơ cao (SVHCs) xác định các chất mà EC dự định hạn chế hoặc cấm tại EU. Trong một số điều kiện nhất định, các công ty phải thông báo cho ECHA khi họ xuất khẩu các sản phẩm có chứa chất nằm trong danh mục này. “Danh sách cho phép” (Authorization List) xác định các chất mà EC yêu cầu công ty phải xin phép Uỷ ban Châu Âu để nhập khẩu vào EU. Cuối cùng, “Danh sách hạn chế” (Restriction List) bao gồm danh mục các chất phải chịu sự kiểm soát cụ thể tại EU.

Chia sẻ:


Bình luận bài viết

Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục