Vừa qua, Bộ Công Thương (Nhóm đàm phán FTA với EFTA) đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ban thư ký EFTA tổ chức buổi hội thảo hội thảo “Giới thiệu Hệ thống SPS tại các nước EFTA”.
Với mục tiêu giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hệ thống Kiểm dịch động thực vật (SPS) mà các nước thành viên EFTA đang áp dụng, nhận thức được sự thống nhất về SPS giữa Khối EFTA và Liên minh châu Âu (EU), đồng thời lấy ý kiến doanh nghiệp, hiệp hội và các cơ quan tổ chức liên quan để xây dựng phương án đàm phán về hợp tác trong lĩnh vực SPS với Khối EFTA, tại Hà Nội ngày 1/10/2013 và tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/10/2013, Bộ Công Thương (Nhóm đàm phán FTA với EFTA) đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ban thư ký EFTA tổ chức buổi hội thảo hội thảo “Giới thiệu Hệ thống SPS tại các nước EFTA”.
Nội dung của các hội thảo như sau:
1. Giới thiệu chung
Hệ thống SPS của các nước EFTA được xây dựng và thực thi căn cứ trên: Hiệp định về Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA năm 1994); Hiệp định về SPS của WTO (1995) và Hiệp định Nông nghiệp song phương giữa EU và Thụy Sỹ (năm 2002).
Hiệp định EEA gồm 3 nước Na-Uy, Ai-xơ-len và Lít-ten-xơ-tên cùng với 28 nước thành viên EU, tạo ra thị trường nội khối 31 nước. Hiệp định này cho phép 31 nước thành viên tự̀ do luân chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn và thể nhân. Tuy nhiên, Hiệp định EEA chỉ có tính bắt buộc hai nước EFTA là Na-Uy và Ai-xơ-len phải áp dụng hệ thống SPS của EU. Cụ thể, đối với Na-Uy: Hiệp định EEA quy định về các vấn đề liên quan đến thú y, thức ăn chăn nuôi, vấn đề thực vật, thực phẩm (theo Phụ lục I và II của Chương XII); Đối với Ai-xơ-len: Hiệp định EEA quy định về vấn đề thú y gồm các loại thủy sản (động vật sống và bào thai động vật), thức ăn chăn nuôi, vấn đề thực vật và thực phẩm.
Hiệp định song phương giữa EU và Thụy Sỹ có quy định liên quan đến vấn đề thú y tại Phụ lục thú y. Phụ lục này bao gồm các nhóm động vật sống, sản phẩm động vật và thức ăn chăn nuôi. Lít-ten-xơ-tên cũng áp dụng các cam kết theo Hiệp định song phương này.
Như vậy, thông qua hai Hiệp định EEA và Hiệp định song phương giữa EU và Thụy Sỹ, các quy định về SPS của các nước EFTA được hài hòa hóa với các quy định SPS của EU, trong đó có quy chế đối với nước thứ ba, tức là nếu hàng hóa xuất khẩu được công nhận đáp ứng tiêu chuẩn tại thị trường EU thì tự̀ động sẽ được công nhận tại thị trường của EFTA. Theo đó, các nhà xuất khẩu muốn xuất khẩu hàng hóa vào EFTA cần phải áp dụng theo các quy định SPS của EU.
2. Thẩm quyền cấp phép xuất khẩu
Theo cam kết trong hai Hiệp định nêu trên, chỉ có EU mới có quyền cấp phép tiếp cận thị trường cho nước thứ ba để hàng hóa của nước đó có thể thâm nhập thị trường nội khối, gồm cả các nước thành viên EFTA (nói cách khác EU sẽ đưa ra cơ chế cấp phép đối với hàng hóa nhập khẩu và thị trường châu Âu).
EU có quyền phê chuẩn Danh mục các nước thứ ba được phép xuất khẩu một hàng hóa nhất định vào thị trường EU. Văn phòng phụ trách về thú y và Thực phẩm (FVO) của EU sẽ đánh giá nước xuất khẩu và kiểm tra xem cơ quan có thẩm quyền của nước đó có đủ̉ năng lực kiểm soát và đảm bảo chất lượng sản phẩm của cơ sở xuất khẩu vào các nước EU hay không. Các nhà xuất khẩu muốn biết liệu hàng hóa của mình có được phép xuất khẩu vào EU cần phải tìm hiểu xem nước xuất khẩu, cơ sở sản xuất và loại hàng hóa có nằm trong Danh mục được EU phê duyệt hay không.
EU chỉ trực tiếp phê duyệt Danh mục các nước thứ ba được phép xuất khẩu nếu như cơ quan thẩm quyền (thường là Cục Kiểm tra An toàn Thực phẩm) của nước thứ ba đó được công nhận đủ̉ năng lực thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất cũng như các lô hàng muốn xuất khẩu sang EU.
Đối với hàng thực vật, EU không trực tiếp kiểm duyệt danh mục các cơ sở sản xuất ở các nước thứ ba, mà dựa trên sự tin từởng vào kết quả đánh giá, kiểm định chất lượng của cơ quan có thẩm quyền tại các nước thứ ba. Do vậy, nếu muốn xuất khẩu vào thị trường EU, các cơ sở sản xuất phải liên hệ với cơ quan có thẩm quyền của nước mình để xin cấp phép xuất khẩu vào EU. Cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa tên cơ sở sản xuất đó vào Danh mục cơ sở sản xuất. Khi đã có tên trong Danh mục cơ sở sản xuất được phép xuất khẩu vào EEA thì cơ sở sản xuất đó có thể xuất khẩu sang bất kỳ nước EEA nào. Điều này cũng có nghĩa khi đã được thông quan qua một Trạm kiểm soát cửa khẩu ở một nước EU thì hàng hóa đó sẽ không bị kiểm tra thêm ở bất kỳ Trạm kiểm soát nào khác. Cơ quan có thẩm quyền tại nước thứ ba có trách nhiệm lưu giữ Danh sách cơ sở sản xuất cập nhật và thông báo cho Ủy ban châu Âu.
Riêng đối với các sản phẩm có nguồn gốc động vật, EU trực tiếp kiểm tra và thông qua danh sách các cơ sở sản xuất ở các nước thứ ba đước xuất khẩu sang EU. Tuy danh sách này do EU thông qua nhưng các nước thành viên EFTA phải áp dụng đúng danh sách này và đúng thời điểm như EU. Các nước thành viên EFTA không được cấp cho các nước thứ 3 quyền được xuất khẩu sang thị trường chung châu Âu.
3. Quy trình, thủ tục kiểm tra
(a) Đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật
Sản phẩm có nguồn gốc động vật sẽ được kiểm tra tại Trạm Kiểm soát cửa khẩu (BIPs) ngoại trừ mật ong vì mật ong được xem là sản phẩm nông nghiệp (theo quy định 2074/2005).
Cơ quan có thẩm quyền của nước thứ ba sẽ phải thông báo với Trạm Kiểm soát cửa khẩu trước khi lô hàng đó đến cửa khẩu 24 giờ để lô hàng có thể được thông quan thuận lợi và nhanh chóng.
Để đảm bảo các lô hàng được thông quan đáp ứng quy định về SPS, Trạm Kiếm soát cửa khẩu sẽ tiến hành: (1) Kiểm tra các giấy tờ, chứng từ (ví dụ giấy chứng nhận thú y) và đối chiếu các thông tin trong chứng từ với lô hàng thực và (2) Lấy mẫu ngẫu nhiên 10%-20% từ lô hàng để kiểm tra. Nếu có dấu hiệu vi phạm quy định SPS thì Trạm Kiểm soát cửa khẩu sẽ không cho thông quan lô hàng đó và 10 lô hàng tiếp theo của cùng cơ sở sản xuất sẽ bị kiểm tra cẩn thận hơn, cơ quan kiểm soát cửa khẩu có thể kiểm tra 100% lô hàng chứ không phải ngẫu nhiên 10% vì sau khi phát hiện một lô hàng chưa đáp ứng yêu cầu về SPS, cơ quan có thẩm quyền của EU nhận thấy có rủi ro gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Nếu kiểm tra 10 lô hàng tiếp của cùng cơ sở sản xuất đó mà không thấy có vấn đề gì thì tất cả các lô hàng đó đều được thông quan như bình thường. Chỉ cần Trạm Kiểm soát cửa khẩu phát hiện ra một lô hàng không đảm bảo các quy định về SPS, thì ngay lập tức cơ quan có thẩm quyền của EEA sẽ gửi thông báo qua Hệ thống cảnh báo nhanh (RASSF) về kết quả kiểm tra lô hàng và thông tin cụ thể lô hàng nào không đạt tiêu chuẩn tới tất cả các Trạm kiểm tra còn lại tại các nước EEA và Thụy Sỹ̃ nhằm ngăn chặn việc lô hàng đó có thể được nhập khẩu vào thị trường nội khối thông qua một Trạm kiểm tra khác.
Để xem danh mục các nước thứ ba, danh mục các cơ sở sản xuất và các sản phẩm có nguồn gốc động vật được xuất khẩu vào EU có thể dẫn chiếu tới Phụ lục III của Quy định số 853/2004:
Sản phẩm
|
Danh mục các nước thứ ba phù hợp
|
Chứng nhận thú y
|
Danh mục các cơ sở sản xuất ở nước thứ ba
|
Mục I: Thịt của động vật có móng guốc nuôi trong nhà
|
Quy định 206/2010
Phụ lục II, Phần 1
|
Quy định 206/2010
Phụ lục II, Phần 2
|
Có
|
Mục II: Thịt từ gia cầm và thỏ
|
Quy định 798/2008;
Quy định 119/2009
|
Quy định 798/2008;
Quy định 119/2009
|
Có
|
Mục II: Thịt từ gia cầm và thỏ
|
Quy định 206/2010
Phụ lục II, Phần 1
|
Quy định 206/2010
Phụ lục II, Phần 2
|
Có
|
Mục III: Thịt từ thú săn được nuôi trong trang trại
|
Quy định 119/2009
|
Quy định 119/2009
|
Có
|
Mục IV: Thịt thú săn hoang dã
|
Quy định 206/2010
Phụ lục II, Phần 1
|
Quy định 206/2010
Phụ lục II, Phần 2
|
Có
|
Mục IV: Thịt băm nhỏ, phế phẩm thịt và thịt cắt máy
|
CD 777/2007
|
CD 777/2007
|
Có
|
Mục VI: Các sản phẩm thịt
|
CD 2006/766
|
Quy định 2074/2005
|
Có
|
Mục VII: Động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ sống
|
CD 2006/766;
CD 2011/163/EU
|
Quy định 2074/2005
|
Có
|
Mục VIII: Các sản phẩm cá
|
Quy định 605/2010,
Phụ lục I
|
Quy định 605/2010,
Phụ lục II
|
Không
|
Mục IX: Sữa nguyên liệu và sản phẩm sữa
|
Quy định 798/2008, Phụ lục I, Phần I
|
Quy định 798/2008, Phụ lục I, Phần II
|
Không
|
Mục IX: Sữa nguyên liệu và sản phẩm sữa
|
CD 2003/812
|
Quy định 2074/2005
|
Không
|
Mục IX: Sữa nguyên liệu và sản phẩm sữa
|
CD 777/2007
|
CD 777/2007
|
Không
|
Mục X: Trứng và sản phẩm trứng
|
CD 777/2007
|
CD 777/2007
|
Không
|
Mục XI: Đùi ếch
|
CD 2003/779/EC (tất cả các nước thứ 3)
|
CD 2003/779/EC
|
Có
|
Mục XII: Chất béo tinh khiết
|
CD 2003/812
|
Quy định 2074/2005
|
Có
|
Mục XIII: Nội tạng, ruột, dạ dày đã qua xử lý
|
Không
|
Quy định 2074/2005/EC
|
Có
|
Mục XIII: Nội tạng, ruột, dạ dày đã qua xử lý
|
Không
|
Quy định 2074/2005/EC
|
Có
|
Mục XIV: Chất Giê-la-tin
|
Không
|
Quy định 2074/2005/EC
|
Có
|
Mục XV: Cô-la-gien
|
|
Quy định 2074/2005/EC
|
Có
|
(b) Sản phẩm có nguồn gốc phi động vật (Thực vật)
Các sản phẩm có nguồn gốc phi động vật như: Hoa quả; Rau củ; Cà phê; Tiêu; Hạt điều, v.v...
Các sản phẩm thuộc Phụ lục II, CD 2007/275 không bị kiểm tra tại BIPs: Bánh quy; Bánh mì; Bánh ngọt; Sô-cô-la; Bánh kẹo; Màng Gelatin không đầy; Phụ gia thực phẩm được đóng gói đến tay người tiêu dùng, các phụ gia này có chứa một lượng nhỏ sản phẩm động vật và các phụ gia này gồm glucosamin, chondroitin, hoặc chitosan; Chiết xuất từ thịt và bột thịt; Dầu Olive trộn với cá; Mì ống và sợi mì không trộn hoặc có trộn với sản phẩm thịt; Nước hầm súp và các gia vị nấu súp được đóng gói đến tay người tiêu dùng, gồm chiết xuất từ thịt, bột thịt, mỡ động vật hoặc dầu cá, bột hoặc chiết xuất.
Đối với những sản phẩm thực phẩm nhập khẩu, nước sản xuất có trách nhiệm phải tuân thủ theo luật định của EU. Cơ quan có thẩm quyền của mỗi nước EU sẽ kiểm tra ngẫu nhiên sản phẩm, có thể kiểm tra tại cửa khẩu hoặc trên thị trường. Nếu phát hiện ra rủi ro gây hại cho sức khỏe thì lập tức cơ quan đó sẽ áp dụng các biện pháp ngăn chặn phù hợp.
Ngoài ra, Ủy ban châu Âu (EC) đang áp dụng Quy định số 669/2009 (có hiệu lực 24/7/2009) đưa ra các biện pháp kiểm soát chặt chẽ với một số nhóm sản phẩm có nguồn gốc phi động vật từ một số nước cụ thể do thường xuyên phát hiện rủi ro gây hại cho sức khỏe (như tồn dư hóa chất cao).
(c) Sản phẩm dược phẩm
Các quy định về dược phẩm của EEA được hài hòa hóa với quy định về dược phẩm của EU. Riêng Thụy Sỹ không hài hòa hóa quy định về SPS cho sản phẩm dược với EU. Tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn áp dụng đối với dược phẩm của cả EEA và Thụy Sỹ̃ đều hết sức khắt khe. Các quy định về dược phẩm của EU hiện nay được áp dụng theo Thông từ 2001/83/EC của Nghị viện châu Âu và của Hội đồng châu Âu thông qua ngày 6 tháng 11 năm 2001 và Văn bản pháp luật liên quan đến sản phẩm dược dùng cho người.
Không một sản phẩm dược phẩm nào được phép lưu thông trên thị trường của một nước EFTA/EU nếu không được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó cấp giấy phép. Trong khi, hồ sơ xin cấp giấy phép rất phức tạp. Theo các chuyên gia của EFTA việc xin cấp phép nhập khẩu hàng dược phẩm trong thực tế là "hầu như không thể được".
(d) Sản phẩm đã chế biến hỗn hợp
Đối với các sản phẩm hỗn hợp (sản phẩm thực vật và sản phẩm đã chế biến có nguồn gốc động vật), nếu là sản phẩm chứa hàm lượng động vật từ 50% trở lên thì sẽ bị kiểm tra tại các Trạm Kiểm soát cửa khẩu; Nếu là sản phẩm không bền (dễ bị hư hỏng) chứa hàm lượng động vật dưới 50% thì chỉ thịt và sản phẩm sữa bị kiểm tra tại Trạm Kiểm soát cửa khẩu, nếu là sản phẩm bền (không dễ bị hư hỏng) chứa hàm lượng động vật dưới 50% thì chỉ thịt bị kiểm tra.
4. Khuôn khổ văn bản pháp luật của EU về Vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Quy định áp dụng với các nước nội khối EEA và Thụy Sỹ:
Quy định chung về thực phẩm: Quy định số 178/2002;
Quy định chung về an toàn thực phẩm: Quy định số 852/2004;
Quy định về vệ sinh đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: Quy định số 853/2004.
+ Quy định về kiểm soát, kiểm tra thực phẩm áp dụng cho cả các nước nội khối và các nước thứ ba:
Quy định chung về kiểm soát, kiểm tra: Quy định số 882/2004;
Quy định về kiểm soát, kiểm tra sản phẩm có nguồn gốc động vật: Quy định số 854/2004.
+ Quy định đối với các cơ quan có thẩm quyền và cơ sở sản xuất:
- Đối với Cơ quan có thẩm quyền:
Quy định chung về các biện pháp kiểm soát chính thức: Quy định số 882/2004;
Quy định cụ thể về các biện pháp kiểm soát chính thức đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật: Quy định số 854/2004;
- Đối với Cơ sở sản xuất:
Quy định chung về an toàn vệ sinh: Quy định số 852/2004;
Quy định cụ thể về an toàn vệ sinh đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật: Quy định số 853/2004.
5. Trách nhiệm của các cơ sở sản xuất
An toàn: các cơ sở sản xuất không được phép bán thực phẩm và thức ăn chăn nuôi không an toàn trong thị trường nội khối;
Trách nhiệm: Chính các cơ sở sản xuất phải chịu trách nhiệm về độ an toàn của thực phẩm và thức ăn chăn nuôi mà họ sản xuất, vận chuyển, dự trữ hoặc bán ra;
Truy xuất nguồn gốc: Các cơ sở sản xuất phải nhanh chóng xác định nguồn gốc nguyên liệu sản xuất (nhà cung cấp nguyên liệu) hoặc đơn vị nhận vận chuyển;
Minh bạch: Các nhà kinh doanh phải ngay lập tức thông báo với các cơ quan có thẩm quyền nếu như họ có lý do cho rằng sản phẩm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi của họ không an toàn;
Khẩn cấp: Nếu có lý do tin rằng sản phẩm không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng thì chính cơ sở sản xuất đó phải chủ động thu hồi nhanh chóng sản phẩm thực phẩm/thức ăn chăn nuôi trên thị trường chứ không phải để đến lúc các cơ quan quản lý phát hiện ra vụ việc;
Ngăn chặn: Trong quá trình sản xuất, các cơ sở sản xuất phải rà soát thường xuyên quá trình sản xuất của cơ sở mình; Các cơ sở sản xuất nên áp dụng quy chuẩn HASAF (HASAF là một quy chuẩn tốt được thế giới công nhận, người tiêu dùng tin từởng do vậy nếu một cơ sở áp dụng quy chuẩn này sẽ đảm bảo an toàn thực phẩm và được người tiêu dùng tin dùng);
Hợp tác: Các nhà kinh doanh phải hợp tác với các cơ quan chức năng thực hiện các hành động nhằm giảm thiểu rủi ro.
6. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền ở nước thứ ba
Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm đảm bảo sự tuân thủ các tiêu chuẩn SPS của cơ sở sản xuất. Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền cũng phải hỗ trợ, bổ sung các biện pháp thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ sở sản xuất.
7. Vấn đề SPS liên quan đến Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam được liệt vào danh mục nước xuất khẩu sang EU/EFTA với hai nhóm sản phẩm sau:
- Sản phẩm thủy sản;
- Động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ (Chỉ đối với động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, động vật da gai, thực vật có vỏ, động vật chân bụng ở biên đã chế biến hoặc đã được đông lạnh ví dụ ngao, sò).
Việt Nam hiện đang xem xét đăng ký để đưa sản phẩm gia cầm và thỏ vào danh mục được phép xuất khẩu vào EU.