Tags:

thị trường EU

(vasep.com.vn) Tuần Thánh và Lễ Phục sinh là thời điểm tiêu thụ chính các sản phẩm thủy sản ở châu Âu. Các thương nhân nhanh chóng tích trữ hàng vì kho lạnh dự trữ ở châu Âu đang ở mức thấp đối với tất cả các sản phẩm chính. Nhu cầu mạnh mẽ này đang dẫn đến giá cao hơn ở tất cả các thị trường hàng đầu. Đáng chú ý, tôm bất ngờ được ưa chuộng trở lại sau nhu cầu ảm đạm kéo dài suốt năm 2023; theo đó, giá tôm tăng mạnh. Đối với cá ngừ, giá nguyên liệu thô giảm đã làm phục hồi nhu cầu đối với cá ngừ đóng hộp do các nhà chế biến có thể đưa ra mức giá thấp hơn.

(vasep.com.vn) Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, hội chợ thương mại là sự kiện thường xuyên để các nhà xuất khẩu và nhập khẩu gặp gỡ, tìm hiểu doanh nghiệp của nhau. Tuy nhiên, do những rủi ro về an toàn và sức khỏe do đại dịch, nhiều triển lãm thương mại này đã bị hủy bỏ, sau đó tiếp tục diễn ra tại một số thị trường lớn.

(vasep.com.vn) Khi tìm kiếm khách hàng mới ở Châu Âu, điều quan trọng là bạn phải nhắm mục tiêu đến những khách hàng không chỉ đang tìm kiếm sản phẩm của bạn mà còn phù hợp với chuỗi cung ứng và các yêu cầu mà công ty bạn cung cấp. Điều này có vẻ thông thường, nhưng hãy dành thời gian cho bước này: nghiên cứu, tạo hồ sơ khách hàng và khách hàng mục tiêu phù hợp với công ty của bạn.

(vasep.com.vn) Việc lựa chọn đúng quốc gia là điều quan trọng cần tính đến. Mức độ phù hợp của sản phẩm bạn đang cung cấp với thị trường mục tiêu sẽ quyết định liệu nó có thành công hay không. Khi lựa chọn quốc gia hoặc thị trường, điều quan trọng là phải hiểu rằng mặc dù Châu Âu thường được nhắc đến như một thị trường nhưng bạn thực sự có thể phân biệt các thị trường khác nhau trong Châu Âu và tất cả các quốc gia đều có thói quen ăn thủy sản và tỷ lệ tiêu thụ khác nhau.

(vasep.com.vn) Ở châu Âu, hầu hết các công ty thủy sản đều có đại diện là các hiệp hội ngành liên quan đến thủy sản. Có các hiệp hội ở cả cấp độ châu Âu, chẳng hạn như Liên minh các nhà nhập khẩu và chế biến hải sản (SIPA) và cấp quốc gia, chẳng hạn như Visfederatie (VIF) ở Hà Lan. Các hiệp hội đại diện cho các công ty bằng cách giải quyết các vấn đề. Họ thực hiện các hoạt động ngoại giao ở châu Âu và thực hiện các nỗ lực tiếp thị chung để quảng bá một số sản phẩm thủy sản, cùng nhiều thứ khác. Các tổ chức này có thể giúp bạn tìm người mua (thành viên của họ) và cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về những gì người mua thấy quan trọng. Bạn nên nghiên cứu các thành viên của các hiệp hội để bắt đầu xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng của bạn.

(vasep.com.vn) Để xuất khẩu sản phẩm thủy hải sản của bạn sang Châu Âu, tìm kiếm khách hàng là một trong những bước quan trọng nhất. Mặc dù việc gặp mặt trực tiếp đã trở nên khó khăn hơn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng vẫn có nhiều cách để kết nối với khách hàng tiềm năng của bạn. Những mẹo sau sẽ giúp bạn ba điều: đảm bảo rằng khách hàng có thể tìm thấy bạn trực tuyến (ngày nay điều này có thể quan trọng hơn việc bạn tìm thấy họ), khám phá các loại khách hàng khác nhau có thể quan tâm đến sản phẩm của bạn và hướng những khách hàng đó đến những người có tiềm năng cao nhất.

(vasep.com.vn) Ngày 15/3/2023, VASEP đã phát hành công văn 22/CV-VASEP gửi Tổng cục Thủy sản và Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản về việc báo cáo một số tình hình và vướng mắc qua phản ánh của các DN thành viên về bất cập trong công tác cấp giấy xác nhận nguyên liệu (S/C) và giấy chứng thư ATTP (H/C) phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu hải sản sang EU.

(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU tính tới 15/6/2022 đạt 338 triệu USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tôm sang thị trường này tăng trưởng khá ổn định, dao động từ 34%-83% trong các tháng đầu năm nay.

(vasep.com.vn) Cũng như thị trường Mỹ, nhu cầu tại EU hồi phục sau Covid, lạm phát thực phẩm cao, nên bất chấp những khó khăn như cước vận tải biển tăng vọt, chi phí container cao, các DN Việt tranh thủ đẩy mạnh XK sang thị trường này. Trong bối cảnh lạm phát giá, hiệp định thương mại tự do EVFTA càng là yếu tố thuận lợi giúp XK sang EU thêm khởi sắc. XK thuỷ sản sang EU 5 tháng đầu năm nay cũng ghi nhận tăng trưởng cao 45% đạt gần 562 triệu USD.

(vasep.com.vn) Sản lượng nuôi trồng thủy sản hữu cơ của 27 nước EU năm 2020 đạt khoảng 74.032 tấn, chiếm 6,4% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của khối này.

(vasep.com.vn) Quý 1 năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU đạt trên 159 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ. Sau khi tăng 19% trong năm 2021, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này trong quý 1 năm nay đã bật tăng 66%.

(vasep.com.vn) Sau ít nhất 2 năm liên tiếp, XK cá tra sang EU giảm sút, số lượng DN Việt Nam rút khỏi thị trường này cũng gia tăng. Trước khi dịch Covid-19 đến tâm điểm Châu Âu thì XK cá tra sang khối thị trường này đã bộc lộ nhiều điểm thiếu hấp dẫn khi nhiều tháng liên tiếp tăng trưởng XK rơi xuống mức âm. Nhưng bắt đầu từ năm 2022, có những hi vọng trở lại ở thị trường này.

Phúc lợi động vật là một khái niệm bao quát được định nghĩa là trạng thái tốt về thể chất, tinh thần cũng như sự biểu hiện lành mạnh về tập tính tự nhiên của con vật. Từ năm 1979 Hội đồng Phúc lợi động vật tại Anh đã đề xuất “5 quyền tự do cơ bản của động vật” bao gồm không bị đói khát; không bị khó chịu; không bị đau đớn, tổn thương và bệnh tật; không bị hạn chế các tập tính tự nhiên và không bị sợ hãi và khổ sở. Tại Việt Nam, Luật Chăn nuôi 32/2018/QH14 với các quy định về việc phải đối xử nhân đạo với vật nuôi, chính thức có hiệu lực ngày 1/1/2020. Thông tin quý báu trên tôi đọc trên báo Nông nghiệp Việt Nam số 249 phát hành ngày 15/12/2021.

(vasep.com.vn) Các nhà xuất khẩu và nhập khẩu thủy sản của Vương quốc Anh phải đối mặt với những rào cản mới về thủ tục giấy tờ từ đầu năm 2022.

(vasep.com.vn) Theo thống kê Hải quan, tháng 11/2021 XK tôm của cả nước tăng 16% đạt trên 366 triệu USD. Trong đó, XK sang các thị trường chính đều tăng mạnh: sang Mỹ tăng 24%, sang Hàn Quốc tăng 19% và tăng đột phá nhất là thị trường EU, tăng 86%. Tính đến hết tháng 11/2021, XK tôm của cả nước đạt 3,55 tỷ USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2020.

(vasep.com.vn) Phân tích từ báo cáo mới nhất của EUMOFA về Thị trường thủy sản EU cho thấy, sản lượng nuôi trồng thủy sản trên toàn EU đã tăng 11% từ năm 2010 đến 2019 trong khi giá trị tăng 40%.

(vasep.com.vn) Chính phủ Vương quốc Anh đã phải hoãn các biện pháp kiểm soát mới đối với các sản phẩm thủy sản và động vật được nhập khẩu vào Vương quốc Anh từ Liên minh Châu Âu.

(vasep.com.vn) EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Mỹ và Nhật Bản, chiếm 14,6% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường. Các nguồn cung tôm tại châu Á cho thị trường EU gồm Ấn Độ, Việt Nam, Bangladesh, Indonesia… trong đó, Ecuador đang nổi lên là một đối thủ cạnh tranh mạnh với các nguồn cung tôm từ châu Á, trong đó có Việt Nam…

(vasep.com.vn) Nhu cầu tăng trở lại từ lĩnh vực dịch vụ thực phẩm trong tháng 7 và 8 năm nay đẩy giá bạch tuộc tăng.