Tags:

thị trường Nhật Bản

Nhật Bản hiện là nước tài trợ ODA lớn nhất, đối tác hợp tác lao động lớn thứ 2, nhà đầu tư lớn thứ 3, đối tác du lịch lớn thứ 3, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.

(vasep.com.vn) Theo Angel Rubio của công ty Expana, sản lượng surimi toàn cầu ước đạt 383.600 tấn trong nửa đầu năm 2024, giảm 10,5% so với năm trước.

(vasep.com.vn) Sau khi tăng trưởng tốt trong quý đầu năm, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản sụt giảm liên tục. Tính đến hết tháng 8/2023, kim ngạch XK cá ngừ sang thị trường này giảm 20% so với cùng kỳ năm 2022, đạt gần 22 triệu USD.

(vasep.com.vn) Mỹ đang hướng tới tăng nhập khẩu sò điệp từ các thị trường Nhật Bản, Argentina và Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, theo số mới nhất của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA).

(vasep.com.vn) Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra một chính sách thủy sản quốc gia mới nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và phục hồi hiệu quả cho ngành công nghiệp địa phương trong bối cảnh nhiều thách thức mà ngành thuỷ sản đã từng một thời thịnh vượng, đã phải đối mặt trong vài năm qua.

(vasep.com.vn) Kể từ tháng 1/2020, tại Nhật Bản, giá trong nước và xuất khẩu đối với các sản phẩm thủy sản chính như sò điệp, cá đuôi vàng và cá tráp đã giảm do COVID-19 và các lệnh hạn chế ăn ngoài. Thêm vào đó, công ty khai thác thủy sản phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động nước ngoài do lệnh cấm nhập cảnh, tác động đến cả ngư dân và công ty chế biến. Trước tình trạng này, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện hỗ trợ tài chính bằng cách trang trải các khoản thanh toán lãi suất và chi phí bảo lãnh khoản vay đối với các khoản vay cho hoạt động đánh bắt hoặc các khoản nợ hiện có. Ngân sách mới tăng đáng kể nhằm giúp ổn định quản lý nghề cá và thúc đẩy hệ thống quản lý nguồn lợi mới, bổ sung thêm quỹ để ổn định thu nhập nghề cá và thêm trợ cấp nhiên liệu.

(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản của Nhật Bản năm 2021 phục hồi và trong một số trường hợp đã vượt qua mức trước đại dịch, số liệu thống kê thương mại từ Bộ Tài chính Nhật Bản cho thấy. Giá trị hàng năm của xuất khẩu nông, lâm nghiệp và thủy sản của Nhật Bản trong lần đầu tiên vượt quá 1 nghìn tỷ JPY (8,7 tỷ USD, 7,7 tỷ EUR). Con số đó đạt được nhờ tăng đáng kể các lô hàng thịt bò đến Hoa Kỳ và rượu sake đến Trung Quốc, và bao gồm các mặt hàng đa dạng như rượu whisky, gỗ và ngọc trai.

(vasep.com.vn) Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2021 của Nhật Bản cho thấy, giá thủy sản tươi sống và chế biến đều tăng so với năm ngoái. Hầu hết các loài đều tăng giá so với tháng 11/2020 và tháng 10/2021. Cá ngừ đại dương tăng mạnh nhất, tăng 14,1% so với tháng 11/2020 và 3,1% so với tháng trước. Bạch tuộc tăng 18,9% so với một năm trước đó và 4,4% so với tháng trước. Sò điệp tăng 15,8% và 0,3%, trong khi cá cam tăng 9,6% và 3,5, mực nang tăng 4,8% và 7,3%, và cá thu đao tăng 19,2% so với tháng 11/2020 và 0,9% so với tháng trước.

(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản của Nhật Bản trong tháng 10/2021 tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu thủy sản của nước này tăng 26,7%.

(vasep.com.vn) Nhật Bản đang đặt mục tiêu tăng xuất khẩu cá cam - mặt hàng xuất khẩu cá lớn nhất của nước này tính theo giá trị - nhưng nỗ lực tăng xuất khẩu đang phải đối mặt với cạnh tranh từ các liên doanh nuôi trồng thủy sản mới ở nước ngoài.

(vasep.com.vn) Nhật Bản là thị trường XK mực, bạch tuộc đơn lẻ lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 19%. XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường này không ổn định trong 3 quý đầu năm nay: chỉ tăng trong quý 2, giảm trong quý 1 và 3. Ba tháng của quý 3 năm nay, XK mực, bạch tuộc sang Nhật Bản đều giảm hai con số.

(vasep.com.vn) Sau khi thấy rằng nhu cầu trong nước sẽ tiếp tục giảm, Chính phủ Nhật Bản đã cải tiến chiến lược nuôi trồng thủy sản quốc gia, tập trung mở rộng xuất khẩu thủy sản và tăng năng suất của một số ngành như động vật có vỏ và tảo biển.