Tags:

Ngành thuỷ sản

(vasep.com.vn) Nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu được dự đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025. Tuy nhiên, người ta mới chỉ đề cập đến những tác động môi trường từ nuôi trồng thủy sản (NTTS) và khai thác thủy sản, mà chưa chú ý tới rủi ro tiềm ẩn của sự biến đổi khí hậu lên hai lĩnh vực này.

Các doanh nghiệp thủy sản đánh giá, sự sụt giảm và đứt gãy đơn hàng đang trầm trọng hơn cả thời đỉnh dịch Covid-19.

(vasep.com.vn) Hội chợ Thuỷ sản Bắc Mỹ 2023 đã khai mạc hôm 12/3 tại thành phố Boston, Mỹ. Có 17 doanh nghiệp thủy sản Việt tham gia Hội chợ lần này. Đây là những DN tiêu biểu về chế biến và xuất khẩu thuỷ sản với nhiều mặt hàng mới và cả những mặt hàng chế biến sâu từ tôm, cá tra và hải sản các loại. Bên cạnh đó còn có sự góp mặt của các doanh nghiệp mới lần đầu tham gia.

(vasep.com.vn) Bộ trưởng Môi trường, Thực phẩm và Các vấn đề nông thôn Vương quốc Anh (DEFRA) công bố khoản phân bổ 100 triệu GBP (121 triệu USD, 113 triệu EUR) cho ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản từ Quỹ Thủy sản Vương quốc Anh.

Một thành viên của Bộ Thương Mại Mỹ nói rằng rất khâm phục tinh thần sẵn sàng đương đầu của DN Việt Nam trước vụ kiện chống bán phá giá. Bởi có một số nước đã không dám đương đầu, rời bỏ hẳn thị trường Mỹ khi bị áp thuế chống bán phá giá.

SSI Research cho rằng tỷ suất lợi nhuận gộp ngành thủy sản sẽ giảm vào năm 2023. Với lãi suất dự kiến sẽ ở mức cao trong cả năm, chi phí tài chính tăng sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận ròng, đặc biệt là đối với những công ty có tỷ lệ đòn bẩy cao, chẳng hạn như IDI.

Chứng khoán KIS kỳ vọng các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sẽ duy trì biên lợi nhuận gộp trong quý 3 tăng trưởng mạnh do nguồn cung nguyên liệu đầu vào thiếu hụt và nhu cầu gia tăng có thể giữ giá bán trung bình ở mức cao.

Việc mở rộng và duy trì nguồn cung nguyên liệu trong nước nhằm đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa, đặc biệt trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị đứt gãy do ảnh hưởng của Covid-19, là yếu tố then chốt để ngành thủy sản của Việt Nam có thể tăng trưởng xuất khẩu tại thị trường EU nhờ cú hích từ Hiệp định EVFTA.

Đại dịch COVID-19 kéo dài cả năm 2020 tới hiện nay với nhiều biến chủng mới đã làm gián đoạn hoạt động thương mại thuỷ sản toàn cầu. Điều này tạo ra nhiều bất ổn trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu ở hầu hết các nhà cung cấp thủy sản lớn trên thế giới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu chậm nhất cuối năm 2021 phải chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm, sớm đạt mục tiêu gỡ "thẻ vàng" cho ngành thủy sản

Ngành thủy sản cần được ưu tiên tiêm vaccine và các chính sách hỗ trợ để có thể phục hồi.

Dịch COVID-19 vẫn đang tác động nặng nề đến ngành thủy sản ĐBSCL. Lượng tôm giống sụt giảm, người nuôi cá treo ao, doanh nghiệp ngán ngại đầu tư… đã tạo nên những khó khăn cần có giải pháp tháo gỡ.

Chủ trì cuộc họp trực tuyến sáng 7/9 về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ mục tiêu chậm nhất cuối năm nay phải chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm, đưa hoạt động khai thác hải sản trở lại lành mạnh, thúc đẩy ngành thủy sản phát triển đúng hướng.

Nếu các địa phương phía Nam kịp thời mở rộng vùng xanh, nới lỏng giãn cách thì cơ hội cho xuất khẩu thủy sản bứt phá những tháng cuối năm là rất khả quan, ngược lại thì chuỗi sản xuất, xuất khẩu có nguy cơ đổ vỡ.

Trong đợt 5 này sẽ có 3 nhóm doanh nghiệp được giảm tiền điện, giảm giá điện với thời gian giảm trong vòng 3 tháng.

Sau nhiều tháng tăng trưởng liên tiếp trong hoạt động xuất khẩu thì bắt đầu từ tháng 8 kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản đã giảm mạnh. Các chuyên gia dự báo, trong những tháng còn lại của năm 2021 ngành này sẽ còn đối diện với nhiều thách thức hơn nữa trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

Theo báo cáo mới nhất của Tổ công tác 970 gửi tới Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, đã có 104 cơ sở dừng sản xuất do không đáp ứng yêu cầu 3 tại chỗ. Toàn chuỗi sản xuất, kinh doanh thủy sản bị ảnh hưởng.

Nửa đầu năm, nhiều doanh nghiệp thủy sản báo lãi đậm khi thị trường Mỹ phục hồi. Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát mạnh đang khiến công suất trung bình ngành chỉ còn chưa tới một nửa trong mùa cao điểm, đồng thời doanh nghiệp phải đội thêm loạt chi phí khi "ba tại chỗ".

VASEP dự báo nhu cầu tiêu thụ thủy sản của Mỹ, EU sẽ tăng mạnh sau khi có chương trình tiêm chủng vắc xin trên diện rộng. Tuy nhiên doanh nghiệp Việt thiếu hàng giao cho đối tác vì nhà máy tạm ngừng hoạt động.

Các doanh nghiệp thủy sản tiếp tục đối mặt với rủi ro. Giá cước vận tải vẫn neo ở mức cao giá các loại thức ăn chăn nuôi tuy có giảm nhưng vẫn ở tăng 20% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, biến chủng Delta diễn biến phức tạp khiến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp suy giảm.