Vai trò của Australia trong cuộc chiến chống khai thác IUU

(vasep.com.vn) Cuộc chiến chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) - một vấn đề quan trọng đối với các quốc gia hàng hải Đông Nam Á và cũng là mục tiêu ngoại giao dễ dàng đạt được của trung cường quốc như Australia. Tăng cường quan hệ với với các nước trong khu vực để giải quyết hoạt động khai thác IUU sẽ bổ sung các sáng kiến về an ninh hàng hải của Australia, nước vốn có truyền thống tập trung quan hệ liên minh với Mỹ, đồng thời nâng cao vị thế của nước này trong khu vực.

Các nước Đông Nam Á đang tập trung vào việc quản lý nghề cá và bảo tồn vì khai thác bất hợp pháp quy mô lớn, cùng với biến đổi khí hậu, đã làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản trong những năm gần đây. Khai thác IUU cũng làm căng thẳng mối quan hệ giữa các nước trong khu vực và đã làm trầm trọng các tranh chấp về lãnh thổ và hàng hải ở ngoài khơi. Kể từ năm 2016, ASEAN đã cố gắng giải quyết các vấn đề bằng cách thúc đẩy hợp tác đa phương. Nhưng một số nước đang gặp khó khăn trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình do thiếu năng lực kiểm tra, kiểm soát và giám sát.

Khi các sáng kiến trong khu vực vẫn chưa mang lại kết quả, Malaysia và Indonesia đã thực hiện các biện pháp nghiêm khắc để đối phó với việc xâm lấn của các tàu đánh cá từ các nước láng giềng. Nhưng thực thi pháp luật chặt chẽ một cách đơn phương không đủ để giảm bớt các sự cố khai thác IUU, hoạt động này có thể dịch chuyển từ nơi này sang nơi khác.

Khai thác IUU luôn là mối quan tâm với Australia. Khai thác bất hợp pháp không chỉ là liên quan tới an ninh lượng thực mà còn liên quan tới các tội phạm xuyên quốc gia như cướp biển, buôn bán và buôn lậu. Hoạt động bất hợp pháp này có ý nghĩa quan trọng với an ninh của Australia, cũng như các mối quan hệ ngoại giao và thương mại trong khu vực.

Canberra, thủ đô của Australia đã thể hiện cam kết của mình đối với tiến trình đa phương trong cuộc chiến chống khai thác IUU thông qua việc phê chuẩn các công cụ quốc tế. Các công cụ này bao gồm Thỏa thuận về Các biện pháp của các quốc gia có cảng (PSMA) và là thành viên của Diễn đàn Nghề cá các quốc đảo Thái Bình Dương (FFA) và Kế hoạch Hành động khu vực (RPOA).

Australia đã thể hiện cam kết của mình với việc quản lý nghề cá thông qua Chiến dịch Nasse, một hoạt động giám sát hàng hải đa phương được thực hiện cùng với Mỹ, Pháp và New Zealand tại khu vực Nam Thái Bình Dương. Hoạt động này nhằm thức đẩy việc hợp tác về giá sát trên không và hàng hải, cũng như phối hợp máy bay và tàu tuần tra để nhắm vào các tàu liên quan tới khai thác IUU.

Australia có thỏa thuận song phương với Pháp, Đông Timo, Indonesia và Papua New Guinea nhằm tăng cường giám sát nghề cá và thực thi pháp luật. Chính quyền Canberra đã làm việc với chính quyền địa phương tại Indonesia và Việt Nam để thực hiện các chiến dịch thông tin công khai về các rủi ro và tác động tiêu cực của khai thác IUU.

Cam kết của Australia đóng vai trò quan trọng tại khu vực này trong cuộc chiến chống khai thác IUU là một minh chứng rõ ràng cho quyền công dân quốc tế và ngoại giao thích hợp. Thông qua sự lãnh đạo chủ động trong việc thúc đẩy các thể chế và các sự sắp xếp khác nhau, Canberra cũng đang thể hiện các hoạt động ngoại giao trong một vấn đề quan trọng của khu vực và khả năng của nước này trong việc tạo ra sự đồng thuận và liên minh.

Nhưng Australia có thể làm nhiều hơn để thể hiện sức mạnh lãnh đạo một trung cường quốc và tài ngoại giao trong việc giải quyết vấn đề về khai thác IUU trong khu vực. Australia có thể hỗ trợ các nước Đông Nam Á trong việc tăng cường hợp tác đa phương và tăng cường năng lực quản lý nghề cá của các quốc gia trong khu vực.

Đầu tiên, Australia phải trao đổi và xây dựng sự đồng thuận với các nước Đông Nam Á trước khi đưa ra bất kỳ sáng kiến mới nào, để không bị coi là cố gắng thống trị khu vực. Củng cố vị trí trung tâm của ASEAN và nêu bật các lợi ích chung là rất quan trọng để xây dựng lòng tin ở một khu vực thường hoài nghi về ý định của các cường quốc bên ngoài.

Thứ hai, Australia nên đề xuất một chương trình chia sẻ thông tin tình báo tự nguyện RPOA để giám sát các tàu nghi ngờ ngày càng hiệu quả hơn. Hiệp ước Niue, do FFA quản lý, có thể đóng vai trò như một mô hình vì nó cung cấp một cơ chế cho Australia và các quốc gia Nam Thái Bình Dương khác phối hợp thực thi luật hàng hải. Một khuôn khổ tương tự sẽ giúp các quốc gia có cảng ở Đông Nam Á từ chối cho các tàu được gắn cờ IUU vào cập cảng.

Thứ ba, tăng cường trao đổi giữa các cơ quan bảo vệ bờ biển, cho cả các luồng thông tin và nâng cao năng lực, sẽ có lợi cho cả khu vực. Với sự phát triển nhanh chóng của các cơ quan bảo vệ bờ biển ở Đông Nam Á, cần có hỗ trợ kỹ thuật và phối hợp chặt chẽ để bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Trang bị cho các quốc gia duyên hải Đông Nam Á các công cụ để bảo vệ các lĩnh vực hàng hải của họ và chống lại các hoạt động bất hợp pháp sẽ có nghĩa là tạo ra khả năng lớn hơn để thực hiện nghĩa vụ trong khu vực và trên trường quốc tế. Sức mạnh lãnh đạo và tài ngoại giao của một trung cường quốc rõ ràng hơn trong việc giải quyết việc khai thác IUU ở Đông Nam Á có thể có giúp củng cố mối quan hệ của Australia với các thành viên ASEAN, đồng thời thúc đẩy trật tự hàng hải khu vực dựa trên cơ sở các quy định.

Bình luận bài viết

Tin cùng chuyên mục