Tiềm năng đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước trong Liên minh Kinh tế Á-Âu

Liên minh Kinh tế Á Âu bao gồm 5 nước thành viên (Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgystan, Armenia) là một khu vực từng có quan hệ chính trị - kinh tế đặc biệt đối với Việt Nam, và hiện nay vẫn có một vai trò quan trọng. Trên cơ sở quan hệ truyền thống tốt đẹp từ trước đến nay, các nước đều nỗ lực để tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện theo hướng phát triển thực chất và bền vững.

Việc ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu đánh dấu một bước tiến vượt bậc trong quan hệ giữa hai bên, mở ra khả năng gia tăng quan hệ thương mại về hàng hóa và dịch vụ, đầu tư và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả hai bên.

I. VÀI NÉT VỀ Liên minh Kinh tẾ Á Âu

Liên minh Hải quan giữa Nga, Kazakhstan và Belarus bắt đầu được hình thành từ ngày 1/1/2010, với mục tiêu tăng cường hội nhập giữa ba nước thành viên của Liên minh. Liên minh Hải quan đã xóa bỏ đường biên giới hải quan giữa các nước thành viên từ ngày 1/7/2011.

Từ ngày 1/1/2012 ba nước đã thành lập Không gian kinh tế thống nhất.

Liên minh Hải quan hình thành đã tạo nên một thị trường 170 triệu dân, tổng giá trị sản xuất công nghiệp 600 tỷ USD, dự trữ dầu mỏ 90 tỷ thùng, và tổng giá trị sản xuất nông nghiệp là 112 tỷ USD.

Các hiệp định của Liên minh Hải quan được cả ba nước thành viên thực hiện và phù hợp với các quy định và thực hành của WTO. Tuy nhiên hiện nay mới chỉ có Nga là thành viên của WTO.

Từ 1/1/2015, Liên minh Kinh tế Á Âu chính thức hình thành trên cơ sở Liên minh Hải quan với sự tham gia của 2 thành viên mới là Kyrgystan và Armenia.

Một số thông tin chung về Liên minh Kinh tế Á Âu

Diện tích

20 triệu km2

Dân số

182 triệu dân

Tổng GDP

2,2 nghìn tỷ USD

GDP tính theo đầu người

13.000 USD/năm

Trị giá sản xuất công nghiệp

1,3 nghìn tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

877 tỷ USD

Sản lượng dầu mỏ

607 triệu tấn

Sản lượng gas

682 triệu m3

Sản lượng điện

1.210 triệu kW/h

Sản lượng thép

77 triệu tấn

Sản lượng phân bón

27 triệu tấn

Trị giá sản xuất nông nghiệp

144 tỷ USD

Sản lượng ngũ cốc

134 triệu tấn

Sản lượng sữa

44 triệu tấn

II. Thương mẠi giỮa ViỆt Nam và các thành viên Liên minh

1. Nga

Nga là nền kinh tế lớn thứ 8 trên thế giới, từ sau năm 2000 kinh tế phát triển trung bình 6-8% mỗi năm. Trong 5 năm từ 2007-2011, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Nga tăng nhanh, trung bình hàng năm hơn 100%. Năm 2010 mức tăng tổng kim ngạch thương mại này đạt 50%, năm 2011 - 25% so với năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng đều đặn - năm 2009 kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh với mức hơn 49%, năm 2010 - hơn 53%. Điều này có được là nhờ, một mặt, sự gia tăng xuất khẩu các mặt hàng bán sản phẩm từ sắt, và mặt khác, sự tăng trưởng giá trị nhập khẩu những mặt hàng chính (thủy sản, giày dép).

Theo thống kê của Nga, các mặt hàng thương mại chính (cả nhập khẩu và xuất khẩu) giữa Nga và Việt Nam năm 2009-2011 bao gồm thủy sản, hoa quả, cà phê và chè, ngũ cốc, cao su, hàng dệt may, quần áo, máy điện và máy in, đồ nội thất, dầu và nhiên liệu khoáng sản, sắt thép.

Đến năm 2013, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nga tiếp tục tăng, đạt vào khoảng 2,757 tỷ USD và năm 2014 đạt 2,547 tỷ USD, giảm nhẹ 7,6% so với năm trước.

Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu sang Nga đạt 1,727 tỷ USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nga các mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiêu dùng, chiếm gần 80% kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này, cụ thể như: điện thoại các loại & linh kiện (đạt 674,1 triệu USD, giảm 14,2% so với năm 2013, chiếm tỷ trọng 41,3% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nga); máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện (124,28 triệu USD, giảm 34,9% so với năm 2013, chiếm tỷ trọng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nga); hàng thủy sản (đạt 104,468 triệu USD, tăng 2,5% so với năm 2013, chiếm tỷ trọng 5,4% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nga); hàng dệt may (136,783 triệu USD, tăng 2,3% so với năm 2013, chiếm tỷ trọng 7%); giầy dép các loại; hàng rau quả; cà phê, hạt điều và hạt tiêu...

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu từ Nga năm 2014 đạt 820,226 triệu USD, giảm 4,1% so với năm 2013.

Chiếm tỷ trọng trên 85% kim ngạch nhập khẩu từ Nga, chủ yếu là những mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, phục vụ sản xuất trong nước như: xăng dầu, phân bón, sắt thép & sản phẩm, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng, hàng thủy sản, than đá, cao su, các sản phẩm từ dầu mỏ, phôi thép, sắt thép thành phẩm và phân bón. Trong số các mặt hàng nhập khẩu từ Nga thì xăng dầu các loại là mặt hàng có tỷ trọng lớn nhất chiếm 36,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Nga, đạt mức 302 triệu USD, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2013. Mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là phân bón các loại với 16,9%, đạt kim ngạch 138,334 triệu USD, tăng 13,1% so với năm 2013. Mặt hàng nhập khẩu có tỷ trọng lớn ba là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác với kim ngạch đạt 63,886 triệu USD, giảm 24,8% so với năm 2013, chiếm 7,8% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này.

Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu từ thị trường Nga đều giảm nhẹ (xuất khẩu giảm 9,2%, nhập khẩu giảm 4,1%) tuy nhiên giá trị xuất khẩu vẫn tiếp tục cao hơn giá trị nhập khẩu từ thị trường này, dẫn đến thặng dư cán cân thương mại ở mức 907 triệu USD, giảm 13% so với thặng dư cán cân thương mại năm 2013.

2. Kazakhstan

Kazakhstan có kim ngạch thương mại thặng dư với Việt Nam nhờ xuất khẩu kim loại màu sang Việt Nam. Trong các năm 2007-2009 xuất khẩu của Kazakhstan sang Việt Nam tăng từ mức 56,8 triệu USD đến mức 66,4 triệu USD. Tuy nhiên, năm 2009 xuất khẩu giảm 8% so với năm 2008 và nhập khẩu cũng giảm 5 %. Nói chung, nhập khẩu từ Việt Nam trong vòng 3 năm 2007 - 2009 tăng từ mức 12 triệu USD đến mức 22,9 triệu USD, tức là tăng gấp gần 2 lần.

Mặt hàng xuất khẩu chính của Kazakhstan sang Việt Nam là kim loại màu. Nếu tổng giá trị xuất khẩu của Kazakhstan sang Việt Nam trong giai đoạn 2007-2009 tăng từ 56,8 triệu USD đến mức 66,4 triệu USD, thì tổng giá trị hàng kim loại màu xuất sang Việt Nam trong cùng thời kỳ tăng từ mức 55,9 triệu USD đến 65,1 triệu USD. Nói cách khác, mặt hàng kim loại màu chiếm hơn 90% tổng giá trị xuất khẩu của Kazakhstan sang Việt Nam. Những sản phẩm xuất khẩu khác sang Việt Nam là muối, lưu huỳnh, đất và đá, thạch cao, vôi và xi măng, và chiếm dưới 6-7% tổng giá trị xuất khẩu của Kazakhstan sang Việt Nam.

Tuy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Kazakhstan còn thấp nhưng cơ cấu hàng xuất khẩu khá đa dạng. Ngoài thực phẩm, Việt Nam còn cung cấp cho Kazakhstan hoa quả và các loại hạt, cam quýt hoặc dưa, chế phẩm thực phẩm từ ngũ cốc, bột mỳ hoặc sữa, bánh mỳ. Những mặt hàng này chiếm khoảng hơn 20-25% tổng giá trị nhập khẩu. Thêm vào đó, Việt Nam còn cung cấp những sản phẩm như giày dép, ghệt và các sản phẩm tương tự, phụ kiện, với tỷ trọng khoảng hơn 15% và lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, thiết bị và phương tiện cơ khí, phụ tùng, với tỷ trọng khoản hơn 15%.

3. Belarus

Mặc dù có mối quan hệ chính trị, ngoại giao lâu đời nhưng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Belarus vẫn còn khá khiêm tốn, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này. Trong nhiều năm qua, tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu với Belarus chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam (khoảng gần 0,1%). Trong 10 tháng năm 2014, Belarus là thị trường thứ 124 trong số các thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam và là thị trường thứ 59 cung cấp hàng hóa cho Việt Nam trên phạm vi toàn cầu.

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Belarus trong những năm gần đây đã có những bước phát triển khả quan, tuy nhiên chưa thực sự bền vững. Cụ thể, trong năm 2009 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Belarus chỉ đạt 78 triệu USD thì đến năm 2011, con số này đã là 210 triệu USD, tăng gần 3 lần so với năm 2009. Tuy nhiên, đến năm 2012 thương mại hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 174 triệu USD, giảm 17,1% so với năm trước. Bước sang năm 2013, thương mại hai chiều giữa Việt Nam- Beralus tiếp tục giảm 12,9% so với năm trước và đạt 152 triệu USD. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan mới nhất ghi nhận trong 10 tháng năm 2014 cho thấy tổng kim ngạch buôn bán hàng hoá hai chiều giữa Việt Nam - Belarus đạt 91,8 triệu USD, giảm 26,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó xuất khẩu đạt 12,2 triệu USD, tăng 5,1% và nhập khẩu là 79,5 triệu USD, giảm 29,9%.

Trong giao dịch thương mại với Belarus, Việt Nam luôn nhập siêu từ thị trường này với mức thâm hụt cao. Từ năm 2009 đến nay, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Belarus luôn chiếm gần 90% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước, trung bình gấp 10 lần kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Trong 10 tháng đầu năm 2014, Việt Nam nhập siêu từ Beralus 67,3 triệu USD, bằng 5,5 lần kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ Beralus

Từ năm 2011 trở lại đây, xuất khẩu của Việt Nam sang Beralus có xu hướng nhích dần lên, nhưng nhập khẩu thì ngược lại, ngày càng suy giảm.

Trong giai đoạn 2009-2011, hàng hóa nhập khẩu từ Belarus liên tục tăng, đặc biệt năm 2011 đạt tốc đ tăng mạnh nhất (tăng 132%)  so với năm trước và đạt con số kỷ lục 199 triệu USD. Tuy nhiên, bước sang năm 2012 và năm 2013,  hàng hóa nhập khẩu từ Belarus giảm dần, nguyên nhân chính là do giảm nhập khẩu một số nhóm hàng như phân bón, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng, sản phẩm từ sắt thép, ô tô tải, linh kiện & phụ tùng ô tô. Tính từ đầu năm đến hết tháng 10 năm 2014, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam từ Belarus đạt 79,5 triệu USD, giảm 29,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó nhập khẩu phân bón đạt 67 triệu USD, giảm 36%, chiếm tỷ trọng 85% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Beralus.

Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu sang Beralus trong 10 tháng đầu năm 2014 đạt 12,2 triệu USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Belarus vẫn là các mặt hàng truyền thống gồm: thủy sản (chiếm tỷ trọng 26% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Beralus), cao su (chiếm tỷ trọng 20%), gạo (chiếm tỷ trọng 14%), sản phẩm sắn (chiếm tỷ trọng 10%) và bổ sung thêm nhóm hàng mới là điện thoại các loại & linh kiện (chiếm tỷ trọng 16%), còn lại là một số hàng hóa khác.

III. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

1. Thuận lợi

- Với số dân khoảng 182 triệu người, tổng GDP 2,4 nghìn tỷ USD, tính theo đầu người vào khoảng gần 13.000 USD/năm, văn hóa tiêu dùng của người dân ngày càng được nâng cao và đa dạng hóa, Liên minh Kinh tế Á Âu được xem là thị trường tiềm năng, hấp dẫn và đa dạng về hàng thực phẩm và đ uống cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhóm hàng nông sản, thủy sản vẫn có nhiều triển vọng thâm nhập sâu vào thị trường này như: thủy hải sản, cà phê, chè, rau, củ, quả tươi và đông lạnh.

- Việc ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu tạo ra động lực mở cửa thị trường, thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp hai bên, giảm bớt các rào cản thuế quan, phi thuế quan và sẽ là một cửa ngõ thuận lợi đ thúc đẩy xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước trong Liên minh.

- Hiện những mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nga đã được giảm thuế, thấp hơn từ 30% đến 50% so với thời điểm Nga chưa là thành viên của WTO. Cụ thể, theo cam kết về thuế quan và hạn ngạch của Nga khi gia nhập WTO, mức thuế nhập khẩu trung bình của hàng hóa xuất vào Nga hiện chỉ mức 7,8% so với 9,5% trước đây, và mức thuế trung bình của nhóm hàng nông sản sẽ là 10,8% so với 13,2% (thời điểm Nga chưa là thành viên của WTO).

- Từ những căng thẳng trong quan hệ giữa Nga và Phương Tây, Nga ban hành lệnh cấm vận đối với một số sản phẩm nông sản, thực phẩm từ Hoa Kỳ, EU, Canada, Australia và Na Uy. Đây có thể là cơ hội cho hàng hóa Việt Nam tìm cách lấp chỗ trống, đồng thời tuyên truyền giới thiệu cho người tiêu dùng Nga mặt hàng mới, trong tương lai có khả năng thay thế những mặt hàng đang tạm dừng nhập khẩu vào Nga.

- Người Việt đang kinh doanh tại Nga đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước. Nhiều trung tâm thương mại của Người Việt đã ra đời và hoạt động rất hiệu quả như Togi, Sông Hồng, Bến Thành, Hà Nội - Moskva.

2. Khó khăn

- Sản phẩm của Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt (về giá cả, mẫu mã, bao bì, chất lượng, vận chuyển...) với các quốc gia khác có nguồn cung sản phẩm tương tự tại thị trường Liên bang Nga.

- Về vấn đ vận chuyển hàng hóa, do phải vận chuyển qua các cảng Châu Âu rồi mới vòng lại Liên bang Nga, hoặc tới cảng Vladivostock rồi đi theo tuyến đường xuyên Nga từ Đông sang Tây nên chi phí vận chuyển hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga lớn hơn so với hàng vận chuyển từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Ấn Đ.

- Về vấn đề thanh toán giữa doanh nghiệp hai nước:

Hình thức thanh toán của doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Nga trong thời gian qua chủ yếu là hình thức D/P trả chậm 40 - 60 ngày chứ ít theo hình thức L/C (thanh toán bằng hình thức D/P trả chậm chiếm tới 95% trong tổng số giao dịch). Theo phản ánh của các doanh nghiệp Việt Nam, nguyên nhân là do:

Đối tác chính của doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi đó, các ngân hàng tại Liên bang Nga kém tin tưởng vào khả năng thanh toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên yêu cầu khi mở L/C phải ký quỹ 100% giá trị hợp đồng (đối với các doanh nghiệp lớn khi mở L/C chỉ cần ký quỹ 10%).

Phí mở L/C ở các ngân hàng tại Liên bang Nga thường đắt gấp đôi hoặc gấp 3 lần so với phí mở L/C ở các ngân hàng tại quốc gia khác (cụ thể, phí mở L/C ở Liên bang Nga 40 - 60 USD trong khi phí mở L/C ở Hoa Kỳ chỉ khoảng 15 - 20 USD). Do vậy, thông thường những hợp đồng có trị giá lớn hơn 500 nghìn USD thì doanh nghiệp Nga mới thanh toán bằng hình thức L/C.

Hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam khi nhập khẩu vào Liên bang Nga phải đáp ứng các yêu cầu của cơ quan Hải quan Nga và cơ quan Kiểm dịch của Liên bang Nga nên thông thường các doanh nghiệp nhập khẩu phía Nga chọn hình thức trả chậm (từ 40 - 60 ngày) và trong khoảng thời gian này, doanh nghiệp Việt Nam không được thanh toán tiền hàng, do đó các doanh nghiệp không mặn mà với việc xuất khẩu sang thị trường Nga.

- Về đồng tiền thanh toán:

Đồng tiền thanh toán thể hiện trên hợp đồng là do doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp xuất khẩu thỏa thuận với nhau, thông thường các bên sẽ chọn đồng tiền thanh toán là đồng USD hoặc EUR (do đồng tiền này ít gặp rủi ro về biến động tỷ giá, mất giá..). Trong bối cảnh việc thanh toán bằng ngoại tệ (USD, EUR) qua ngân hàng của nước thứ 3 đang gặp nhiều khó khăn do lệnh trừng phạt Liên bang Nga của Hoa Kỳ và EU, việc tiếp cận thị trường tiền tệ này gặp nhiều khó khăn.

Do các giao dịch bằng đồng Rúp tại Việt Nam không nhiều nên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện chưa có cơ chế, chính sách để hình thành tỷ giá giữa đồng Rúp và đồng Việt Nam cũng như không có ưu đãi gì khi mua bán đồng Rúp. Tỷ giá đồng Rúp và đồng Việt Nam được hình thành tại các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay do các ngân hàng tự xây dựng trên cơ sở tham khảo tỷ giá trên thị trường tiền tệ thế giới và giá thu mua nguồn tiền Rúp của từng ngân hàng. Vì vậy, việc thanh toán các giao dịch giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nga bằng đồng Rúp còn gặp khó khăn.

Tin cùng chuyên mục