Tags:

covid

(vasep.com.vn) Jagdish Fofandi, Chủ tịch Hiệp hội các nhà XK thủy sản Ấn Độ (SEAI) cho biết giá cước vận tải phần lớn đã trở lại bình thường sau thời kì Covid.

(vasep.com.vn) Trong tháng 6/2022, Hải quan Trung Quốc đã 4 lần thông báo hạn chế NK thuỷ sản Nga. Theo văn bản ngày 21/6 của Hải quan Trung Quốc, việc hạn chế nhập khẩu có hiệu lực đến ngày 27/6. Dấu vết của coronavirus trên bao bì cá tuyết Thái Bình Dương đông lạnh được cho là nguyên nhân gây ra các hạn chế.

(vasep.com.vn) Theo báo cáo của Rosselkhoznadzor, Trung Quốc đã tạm thời hạn chế nhập khẩu các sản phẩm từ 12 nhà máy và tàu chế biến cá của Nga do phát hiện mầm bệnh coronavirus SARS-CoV-2 khác trên bao bì sản phẩm.

(vasep.com.vn) Tại sự kiện Seafood Expo Global 2022 ở Barcelona, Tây Ban Nha vào thứ Ba, ngày 26/4, một nhóm các nhà lãnh đạo ngành và các chính trị gia cho biết, đại dịch COVID-19 và lạm phát gia tăng nhanh chóng ở châu Âu đã mang đến những xu hướng mới cho ngành thủy sản.

(vasep.com.vn) Các nhà chức trách ở Sơn Đông, vùng sản xuất và chế biến thủy sản trọng điểm, đã chỉ đích danh và trừng phạt 14 doanh nghiệp vì không tuân thủ các quy tắc về quản lý chuỗi lạnh đối với thủy sản nhập khẩu.

Tháng 1/2022, tổng xuất khẩu các sản phẩm hải sản khai thác của Việt Nam đạt 345,6 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021. Hiện xuất khẩu hải sản chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước.Vượt qua một năm 2021 đầy khó khăn, thử thách các doanh nghiệp đầu ngành như Vĩnh Hoàn (VHC), Camimex Group (CMX), Cổ phần thực phẩm Sao Ta (FMC) vẫn chứng tỏ được nội lực của mình và mạnh mẽ vươn lên.

(vasep.com.vn) Theo một giám đốc tiếp thị thủy sản có trụ sở tại Thượng Hải, giá bán lẻ thủy sản ở Trung Quốc đã tăng 10% trong nửa cuối năm 2021.

Sau mấy tháng gặp khó khăn lớn do dịch bệnh, chế biến và xuất khẩu tôm đang từng bước phục hồi nhằm kịp thời nắm bắt cơ hội xuất khẩu cuối năm.

Làn sóng COVID-19 thứ 4 kéo dài khiến doanh nghiệp (DN) cạn kiệt sức lực, kiệt quệ tài chính, đứt gãy dòng tiền. Việc Chính phủ và các tỉnh, thành quyết tâm nới lỏng giãn cách, tăng cường phục hồi sản xuất kinh doanh sẽ thúc đẩy DN sớm phục hồi. Tuy nhiên, họ cần ngân hàng bơm thêm “ô xy tín dụng” để tạo thêm nguồn vốn khôi phục sản xuất.

Hội đồng Ngũ cốc Hoa Kỳ đã bàn giao dụng cụ y tế test nhanh Covid-19 và khẩu trang hỗ trợ đội ngũ cán bộ, doanh nghiệp ngành chăn nuôi, thủy sản cho Việt Nam.

(vasep.com.vn) Trong khi xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang các thị trường chính hầu hết đều giảm trong tháng 8/2021, xuất khẩu cá ngừ sang Mexico tăng gần 263% so với cùng kỳ năm 2020 và đạt mức gần tương đương so với tháng 8/2019, thời điểm trước khi diễn ra đại dịch. Trước đó, sau khi sụt giảm liên tục trong quý 1 xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này có xu hướng tăng trưởng liên tục ở mức cao từ tháng 4 trở lại đây. Tính luỹ kế 8 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đạt hơn 9,3 triệu USD, tăng 97% so với cùng kỳ năm 2020. Với kết quả này, Mexico trở thành thị trường nhiều hứa hẹn cho cá ngừ Việt.

Trở lại sản xuất kinh doanh sau nhiều tháng giãn cách xã hội đang là bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng Tháp vừa thành lập Ban Hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và hoạt động doanh nghiệp tỉnh, nhằm xử lý nhanh đề xuất của doanh nghiệp, giúp họ tái sản xuất thuận lợi trong tình hình mới.

Dịch COVID-19 khiến tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều DN chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh BR-VT trở nên rất khó khăn. Nếu không có chính sách hỗ trợ của Chính phủ, của tỉnh, các DN có thể dẫn đến phá sản.

(vasep.com.vn) Ngày 21/9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị về việc việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phục hồi sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong thời gian tới.

(vasep.com.vn) Ngày 16/9/2021, VASEP cùng 13 Hiệp hội ngành hàng đã gửi kiến nghị lên Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề xuất chiến lược “Phòng chống dịch theo Điểm” phục hồi sản xuất, kinh doanh an toàn trong bối cảnh chống dịch mới, trong đó nhấn mạnh khởi động lại nền kinh tế là rất cấp bách.

Trong đợt bùng phát dịch lần này, chỉ 1/3 doanh nghiệp thủy sản phía Nam còn cầm cự sản xuất, với 30-50% lao động huy động được. Không ai dám chắc lực lượng này sẽ duy trì bao lâu, phục hồi 100% sau giãn cách hay không. Ngành thủy hải sản vốn “đỏ mắt” tìm nhân công bởi điều kiện làm việc đặc thù về độ ẩm, nhiệt độ, mùi… khiến người lao động thiếu gắn bó. Thách thức giữ chân và thu hút lao động đã khó nay càng khó hơn.

(vasep.com.vn) Năm 2021 này, Covid-19 đã gây ra biết bao thiệt hại. Như thông tin trong 8 tháng đầu năm có trên 85 ngàn doanh nghiệp (DN) phải ngậm ngùi rút khỏi thị trường. Không ít ngành kinh tế khốn đốn như vận chuyển, du lịch, lưu trú… Ngành tôm, nhìn gần đây thôi, công suất chế biến thu hẹp một nửa vì giãn cách gây thiếu lao động, người nuôi tôm khóc ròng vì giá bán tôm nuôi giảm quá nhiều. Không riêng con tôm, bao nông phẩm cùng chung hoàn cảnh nghiệt ngã này.

(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản của Anh sang EU giảm 158 triệu EUR (218 triệu USD) trong nửa đầu năm nay do tác động của Covid và sự kiện Brexit. Không chỉ vậy, xuất khẩu thủy sản của Anh sang các nước ngoài EU cũng giảm so với trước khi xảy ra đại dịch Covid.

(vasep.com.vn) Theo khảo sát của VASEP tính tới cuối tháng 8/2021, chỉ có khoảng 30-40% doanh nghiệp (DN) thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam hoạt động được “3 tại chỗ”; khoảng 30-40% DN không đủ thực hiện “3 tại chỗ” đã phải ngừng sản xuất, số phần trăm còn lại đã tạm dừng sản xuất để tổ chức lại nhà máy để thực hiện “3 tại chỗ”. Với những nhà máy thực hiện được phương án này thì lượng công nhân có thể huy động được khoảng từ 30-50% tổng số lượng lao động, số còn lại nghỉ việc hoặc nghỉ không lương, công suất chế biến đã giảm từ 50-60% so với trước. Ước tính, công suất chung của cả vùng đã giảm từ 60-70%.