Tags:

Thu phí cảng biển

Giá nguyên vật liệu và chi phí đầu vào sản xuất tăng cao nhưng giá bán ra hay xuất khẩu không tăng dẫn đến doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp kiến nghị nhà nước cần lùi thời gian thu phí hạ tầng cảng biển, hỗ trợ vốn vay, phát triển hệ thống logistics và quỹ đất sản xuất công nghiệp…

Không chỉ khiến doanh nghiệp quan ngại về gánh nặng chi phí, việc chính thức thu phí cảng biển của TP. HCM từ 1/4 tới đây còn được cho sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi của doanh nghiệp.

Theo tính toán, nếu TP.HCM thu phí cảng biển, chi phí của một doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu quy mô trung bình có thể phải tốn thêm 3 - 3,5 tỉ đồng/năm, doanh nghiệp lớn con số này lên đến 13 - 14 tỉ đồng/năm.

Ngày 01/3/2022, 07 Hiệp hội doanh nghiệp gồm Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Thực phẩm Minh Bạch (AFT), Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Da giày Túi xách Việt Nam (LEFASO), Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA), Hội Mỹ nghệ và Chế biến Gỗ Tp.Hồ Chí Minh (HAWA) và Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) đã gửi thư kiến nghị tới Văn phòng Chính phủ, Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính và Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc chưa triển khai thực hiện thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh theo Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND.

Bộ Công Thương đề nghị UBND TP HCM tham khảo đầy đủ ý kiến các Bộ, ngành có liên quan như Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, cũng như các Hiệp hội doanh nghiệp trước khi chính thức áp dụng thu phí để đảm bảo hài hòa lợi ích phù hợp với các cam kết quốc tế.

Kể từ 0h ngày 16-2 đến hết ngày 15-3, TP.HCM sẽ vận hành thử nghiệm hệ thống thu phí cảng biển để chuẩn bị cho việc chính thức thu phí từ ngày 1-4.