Tags:

3 tại chỗ

Năm 2021 khép lại với hàng loạt khó khăn khó lường với những tác động trực tiếp của đại dịch lên nền kinh tế đất nước trong đó có ngành cá tra.

Ngoài việc thiếu hụt lao động để khôi phục sản xuất trong giai đoạn cao điểm cuối năm, các doanh nghiệp thủy sản cũng đối mặt với một loạt khó khăn như giá thức ăn, xăng dầu, cước vận tải tăng cao.

(vasep.com.vn) Vừa qua nhiều Hiệp hội doanh nghiệp (DN) đã đồng loạt phản ánh tình hình khó khăn trên hai tháng qua do dịch bệnh bùng phát lần thứ 4. Khó khăn khách quan lẫn chủ quan khiến nhiều DN đã rời thị trường và số tổn thương nặng cũng có thể bỏ cuộc đua thương trường nếu tình hình không cải thiện.

"Bộ có ý kiến tới các địa phương sớm phê duyệt phương án hoạt động "3 tại chỗ" để DN hoạt động trở lại và xem xét bỏ quy định cách ly 14 ngày đối với lực lượng đi thu hoạch cá mà thay vào đó là xét nghiệm PCR" - ông Nguyễn Hoài Nam đề nghị.

(vasep.com.vn) Gần 2 tháng thực hiện “3 tại chỗ” (3TC), DN thủy sản đối mặt với muôn vàn khó khăn và áp lực đứt gãy toàn chuỗi từ nuôi - khai thác - chế biến- XK. Theo tính toán của sơ bộ của các DN sản xuất “3TC”, giá thành trên đơn vị sản phẩm đã tăng 10-25% tùy theo loại sản phẩm (tôm, cá tra, cá ngừ, hải sản,..) và quy mô công suất chế biến. Một DN trung bình sẽ lỗ khoảng 30%/tháng nếu duy trì sản xuất “3TC” với chỉ 1/3 công suất và sẽ thiệt hại 50-55%/tháng nếu ngưng sản xuất. Đang ngồi trên đống lửa thì lại thêm lo vì quy định tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ Môi trường 2020 mà Bộ Tài Nguyên Môi trường đang lấy ý kiến thì các nhà máy chế biến thủy sản có lưu lượng xả nước thải ra môi trường từ 200 m3/ngày trở lên đã phải lắp hệ thống quan trắc tự động nước thải. Trong khi giá thành đầu tư hệ thống tính sơ đã mất cả tỷ đồng, chi phí vận hành trung bình từ 10 - 30 triệu đồng/tháng... Thêm đầu tư một hệ thống vừa đắt đỏ, kết quả không chính xác... mà vẫn có nguy cơ bị phạt.

(vasep.com.vn) Trải qua hơn một tháng hoạt động trong hoàn cảnh giãn cách xã hội và phương thức hoạt động 3 tại chỗ, trong bối cảnh Covid – 19 căng thẳng tại Tp.HCM và 18 tỉnh phía Nam và các tỉnh Nam Trung bộ, kết quả xuất khẩu thủy sản tháng 8/2021 đã phản ánh rõ mức độ ảnh hưởng đối với ngành thủy sản. Xuất khẩu sang tất cả các thị trường trong tháng 8/2021 đều giảm từ 16 – 50% so với cùng kỳ năm 2020.

Ông Lê Văn Quang - Chủ tịch Tập đoàn Minh Phú cho biết, chỉ 1 đơn vị có F0 là cả tỉnh quay về thực hiện 3 tại chỗ. Giờ ai làm tốt thì cứ để người ta làm, không thể một người làm chưa tốt mà cả làng phải chịu.

(vasep.com.vn) Theo khảo sát của VASEP tính tới cuối tháng 8/2021, chỉ có khoảng 30-40% doanh nghiệp (DN) thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam hoạt động được “3 tại chỗ”; khoảng 30-40% DN không đủ thực hiện “3 tại chỗ” đã phải ngừng sản xuất, số phần trăm còn lại đã tạm dừng sản xuất để tổ chức lại nhà máy để thực hiện “3 tại chỗ”. Với những nhà máy thực hiện được phương án này thì lượng công nhân có thể huy động được khoảng từ 30-50% tổng số lượng lao động, số còn lại nghỉ việc hoặc nghỉ không lương, công suất chế biến đã giảm từ 50-60% so với trước. Ước tính, công suất chung của cả vùng đã giảm từ 60-70%.

Ngày 01/9/2021, lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thừa ủy quyền Chủ tịch UBND tỉnh đã trao bằng khen cho 5 DN thực hiện tốt phương án “3 tại chỗ”, trong đó có Xí nghiệp Chế biến thủy sản xuất khẩu 3 (Công ty CP Chế biến XNK Thủy sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - BASEAFOOD).

(vasep.com.vn) Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, từ tháng 7/2021 đến nay tình hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm và tiêu thụ trong nước gặp nhiều khó khăn, các nhà máy chế biến tôm phải giảm hoạt động, thu mua tôm bị đình trệ...Nếu dịch bệnh Covid-19 chậm được khống chế, giãn cách xã hội kéo dài sẽ tác động nặng nề tới toàn chuỗi sản xuất và cung ứng tôm.

(vasep.com.vn) Trải qua hơn một tháng hoạt động trong hoàn cảnh giãn cách xã hội và phương thức hoạt động 3 tại chỗ, kết quả xuất khẩu thủy sản tháng 8 giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái đã phản ánh rõ mức độ ảnh hưởng đối với ngành thủy sản. Theo đó, trong tháng 8, xuất khẩu thủy sản chỉ đạt khoảng 520 triệu USD, giảm 36% và giảm ở hầu hết các sản phẩm chủ lực.

Sau hơn 1 tháng hàng nghìn công nhân lao động (CNLĐ) tại Khánh Hòa thực hiện “3 tại chỗ”, Công đoàn các cấp tại địa phương cũng đang nỗ lực vừa chống dịch vừa tìm cách tiếp sức cho công nhân.

(vasep.com.vn) Nghe tin phong phanh đồng bằng sắp thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg (CT16) của Chính phủ hai tuần, tôi vội đi hớt tóc, còn nói tay thợ là hớt cho cao hơn bình thường. Tôi dự phòng chuyện CT16 kéo dài. Liệu tính không sai, tính ra tôi đã hạn chế ra đường hơn tháng. Việc kéo dài thời gian phong toả nhằm giữ vững thành quả phòng chống dịch trước đó. Tóc tôi dài ra hơn bình thường chưa thể trở lại “bình thường” vì thợ cắt tóc chưa được phép hành nghề!

Theo báo cáo mới nhất của Tổ công tác 970 gửi tới Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, đã có 104 cơ sở dừng sản xuất do không đáp ứng yêu cầu 3 tại chỗ. Toàn chuỗi sản xuất, kinh doanh thủy sản bị ảnh hưởng.

123 nhà máy chế biến thủy sản tại các tỉnh phía nam phải dừng hoạt động sản xuất khi phát hiện công nhân nhiễm Covid-19 và không kham nổi gánh nặng tài chính để duy trì “3 tại chỗ”.

Nửa đầu năm, nhiều doanh nghiệp thủy sản báo lãi đậm khi thị trường Mỹ phục hồi. Tuy nhiên, dịch COVID-19 bùng phát mạnh đang khiến công suất trung bình ngành chỉ còn chưa tới một nửa trong mùa cao điểm, đồng thời doanh nghiệp phải đội thêm loạt chi phí khi "ba tại chỗ".

Từ nay đến ngày 15-9, TPHCM đưa ra 4 phương án sản xuất để doanh nghiệp lựa chọn trong thời gian giãn cách xã hội.

Trên cơ sở hướng dẫn về phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế, các địa phương, KCN xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp phù hợp, an toàn.

Ngày 7/8, ông Huỳnh Văn Đậm, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật - LĐLĐ tỉnh Cà Mau, cho biết có 33/68 doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản tại tỉnh đăng ký thực hiện phương án sản xuất "3 tại chỗ". Trong đó, có 6 DN đăng ký thêm phương án "1 cung đường - 2 điểm đến" trong thời gian cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.

Sản xuất nông nghiệp ở Nam Bộ đang rất khó khăn do dịch bệnh. Vì vậy, các tỉnh cần triển khai ngay các giải pháp thích hợp để duy trì sản xuất.