Tags:

EVFTA

Năm 2022, xuất nhập khẩu (XNK) là một trong những điểm sáng của kinh tế Việt Nam giữa bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu. Bên cạnh những tín hiệu tích cực, Việt Nam cũng gặp thách thức khi hàng hóa XK có thể bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM).

Để tận dụng được lợi thế từ Hiệp định EVFTA như Hiệp định CPTPP đã mang lại thì doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần hoàn thiện các quy trình sản xuất, chế biến đạt tiêu chuẩn cao hơn nữa.

Sau 2 năm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực, Liên minh châu Âu (EU) nằm trong 3 nhóm thị trường nhập khẩu thuỷ sản cao nhất của Việt Nam. Hết quý 2, tận dụng các thuế quan ưu đãi của EVFTA, xuất khẩu thuỷ sản tăng 40%, đạt gần 700 triệu USD, xuất khẩu các dòng thuỷ sản chính kể cả cá tra đã tăng 30-39%, trong đó cá tra đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ.

EVFTA đi vào thực thi tròn 2 năm, đã tạo xung lực tốt cho xuất khẩu của Việt Nam, đưa kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU 2 năm qua đạt 83 tỷ USD, tăng trưởng xấp xỉ 15%.

Cá ngừ là một trong những mặt hàng đã tận dụng tốt các FTA như EVFTA, CPTPP để gia tăng xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2022.

Là Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, tiêu chuẩn cao, EVFTA có phạm vi điều chỉnh rộng, với các cam kết trong nhiều lĩnh vực.

Việt Nam và các nước Á-Âu đã hình thành các thiết chế, khung khổ hợp tác vững chắc, làm nền tảng cho sự phát triển hợp tác song phương. Các FTA thế hệ mới là cơ sở để các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp Á-Âu hợp tác trong những lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.

Để biến những cơ hội tiềm năng thành hiện thực, các DN Việt Nam cần tìm hiểu đầy đủ các nội dung cam kết của Việt Nam và CHLB Đức trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Cùng với đó, các DN cần có hiểu biết kỹ càng về quy mô, nhu cầu, thị hiếu của thị trường và các quy định xuất nhập khẩu của hai bên.

Nhằm cung cấp những kiến thức, thông tin bổ ích về các cơ hội mà EVFTA mang lại, ngày 16/11, Văn phòng Bộ Công Thương phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu tập huấn truyền thông cho các phóng viên, nhà báo với chủ đề “Tận dụng cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) để thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh hậu COVID-19”.

(vasep.com.vn) Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam từ năm 2018 đến nay bị tác động giảm vì các yếu tố như nhu cầu và giá NK tại một số thị trường chính sụt giảm, các rào cản kỹ thuật và thuế quan, đặc biệt là dịch Covid làm đứt gãy chuỗi cung ứng và tiêu thụ trong 2 năm qua. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, mức độ sụt giảm XK của Việt Nam không bị lao dốc vì có bệ đỡ là các hiệp định FTA từ 2018 đến nay, trong đó có hiệp định CPTPP và EVFTA.

Việc mở rộng và duy trì nguồn cung nguyên liệu trong nước nhằm đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa, đặc biệt trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị đứt gãy do ảnh hưởng của Covid-19, là yếu tố then chốt để ngành thủy sản của Việt Nam có thể tăng trưởng xuất khẩu tại thị trường EU nhờ cú hích từ Hiệp định EVFTA.

Sáng 27/8, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã phối hợp tổ chức Hội thảo trực tuyến: "Hành trình 1 năm Hiệp định EVFTA - Khởi đầu thuận lợi và những bước tiếp theo".

Bất chấp những khó khăn do COVID-19, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) vẫn tăng trưởng ấn tượng, trong đó có đóng góp lớn của nông sản Việt.

Kể từ ngày 1/8/2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) - là một trong những hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia, với nhiều cam kết sâu, rộng, bao hàm cả những nội dung truyền thống và phi truyền thống chính thức có hiệu lực. Kể từ đó, EVFTA được nhận định là cánh cửa đưa hàng hóa Việt Nam tiến sâu hơn nữa vào thị trường khối EU tiềm năng .

EVFTA cho phép một số nhóm hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam sang EU được cộng gộp xuất xứ. 

(vasep.com.vn) Sau khi tăng 23,4% trong tháng 1/2021 đạt 606 triệu USD, với những tín hiệu tích cực từ mặt hàng cá tra, các loại cá biển (trừ cá ngừ), tôm chân trắng…và XK sang một số thị trường chủ lực tăng mạnh như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Mexico, Đài Loan, Brazil, xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng 2 giảm khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2020 ước đạt trên 405 triệu USD. Mức tăng trưởng âm này là do tháng 2 năm nay trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thời gian sản xuất, khai thác, chế biến ít hơn so với tháng 2/2020. Như vậy, lũy kế đến hết tháng 2/2021, XK thủy sản đạt trên 1 tỷ USD, tăng 2,2%.

(vasep.com.vn) Bộ Công Thương vừa thông báo, EU đã chấp nhận C/O mẫu EUR.1 với seri AA được cấp bởi cơ quan, tổ chức cấp của Việt Nam đến hết ngày 31/12/2020. Như vậy, các lô hàng xuất khẩu từ Việt Nam có C/O mẫu EUR.1 với seri AA được cấp trước ngày 01/01/2021 vẫn được chấp nhận tại EU, cho dù lô hàng đó nhập khẩu vào EU sau ngày 01/01/2021. Kể từ ngày 01/01/2021, các cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền sẽ cấp C/O mẫu EUR.1 từ seri AB trở đi.

Thủy sản, gạo, dệt may, giày dép, sản phẩm nhựa... là những mặt hàng khá nhanh nhạy trong việc đón bắt các cơ hội thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU ngay khi EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020.