Tags:

nuôi tôm nguyên liệu

Đây là kết quả nghiên cứu đầu tiên về tác động của ánh sáng nhân tạo đối với sự phát triển của tôm nuôi vừa được Signify và ShrimpVet công bố tại hội thảo ra mắt giải pháp chiếu sáng ứng dụng cho nông nghiệp công nghệ cao, diễn ra tại TP.HCM.

Nhiều hộ dân chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng trên ao lót bạt kết hợp xử môi nước trước khi đưa vào nuôi đã mang lại hiệu quả kinh tế.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đầu ra các mặt hàng nông sản ở vùng ĐBSCL gặp khó khăn, nhiều nông dân bị thua lỗ. Trong khi đó mô hình nuôi tôm công nghệ cao vẫn có lãi.

Đó là một trong những đánh giá của đồng chí Lâm Văn Mẫn - Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng trong chuyến đi khảo sát tình hình khó khăn, vướng mắc trong nuôi trồng, thu hoạch, tiêu thụ thủy sản tại huyện Trần Đề, vào sáng ngày 31-8. Cùng đi còn có các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan.

Chủ tịch UBND xã Phong Lạc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) Nguyễn Văn Hiên cho biết, hiện toàn xã có hơn 2.000 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến (NTQCCT), với 1.622 hộ nuôi. Riêng những tháng đầu năm nay đã nhân rộng được 340 ha nuôi tôm theo hình thức này, với 264 hộ.

Hiện đang mùa nắng nóng cao độ tại miền Trung. Người nuôi tôm cần hết sức chú ý tới kỹ thuật thả giống, chăm sóc trong điều kiện nắng nóng cho tôm.

Theo thống kê, hiện toàn tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi tôm nước lợ 37.893/51.000ha, tăng 8,8% cùng kỳ, diện tích thiệt hại khoảng 5%, thấp hơn cùng kỳ gần 1,4% và đã thu hoạch 12.777ha, sản lượng 70.150 tấn, đã tiêu thụ hết. Diện tích tôm còn lại ở giai đoạn dưới 30 ngày tuổi đến trên 120 ngày tuổi.

Mô hình nuôi tôm ghép cá đối và cua biển đã giúp nông dân ở các vựa nuôi tôm ở xã Bình Dương, Bình Chánh (huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) vượt qua cơn “khủng hoảng” vì dịch bệnh bởi môi trường bị ô nhiễm.

Nhờ tuyệt chiêu nuôi tôm trong bể xi măng ứng dụng công nghệ cao mà năm nào anh Cường “tôm” ở xã Hải Đông, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định cũng thu lãi tiền tỷ. Anh Cường cũng là nông dân đầu tiên ở địa phương tậu được xe sang nhờ nuôi tôm.

Năm 2007, anh Trần Viết Quang, hội viên nông dân Chi hội Nam Sơn, xã Trung Giang, Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) đã mạnh dạn vay 1 tỉ đồng qua Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT để đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng với 2 ao tôm, diện tích mặt nước 8.000 m2, mỗi năm nuôi 2 vụ, số lượng tôm giống thả khoảng 50 vạn con/vụ, sản lượng đạt 6 - 7 tấn/vụ.

Tỉnh Sóc Trăng có thế mạnh phát triển kinh tế thủy sản. Đặc biệt nuôi tôm nước lợ đang chuyển hướng đầu tư ứng dụng công nghệ cao, mở hướng phát triển bền vững.

Dù gặp thời tiết bất thuận, nhưng nhờ công tác quan trắc môi trường của ngành chức năng đã giúp người nuôi tôm ở Bình Định đạt được hiệu quả cao.

Từ đầu năm đến nay, do thời tiết ít thuận lợi, nắng nóng kéo dài, không đảm bảo môi trường, nên tôm nuôi không phát triển, xảy ra dịch bệnh ở một số vùng nuôi. Ngành NN-PTNT yêu cầu các địa phương chủ động phối hợp để kiểm tra, hướng dẫn người nuôi xử lý, ngăn ngừa dịch bệnh trên tôm, tránh lây lan và có giải pháp ổn định các vùng nuôi.

Nuôi trồng thủy sản (NTTS), nhất là nuôi tôm có đóng góp rất lớn vào sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bạc Liêu. Do đó, việc phòng ngừa dịch bệnh trên thủy sản có ý nghĩa quan trọng, giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi, bảo đảm nguồn nguyên liệu chất lượng phục vụ chế biến, xuất khẩu.

Với những ưu điểm vượt trội như: năng suất cao, chủ động trong việc quản lý môi trường,… mô hình nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao hiện nay đang phát triển khá mạnh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Tuy nhiên, mô hình cũng bộc lộ khuyết điểm khi gây ảnh hưởng lớn đến môi trường nếu người nuôi không quan tâm đầu tư xử lý chất thải từ ao nuôi.

Nghề nuôi tôm ở tỉnh Bến Tre xuất hiện khá lâu và phát triển mạnh, đặc biệt là nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh. Mặc dù có những bước thăng trầm, nhưng nghề nuôi tôm của tỉnh vẫn giữ vững tốc độ phát triển cao. Nhờ sản xuất tôm đã làm thay đổi diện mạo kinh tế của những vùng nông thôn ven biển, đời sống nông dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt.

Thời tiết nắng nóng kéo dài, một số diện tích nuôi tôm chân trắng có môi trường nước ao nuôi biến động, ảnh hưởng đến tôm nuôi. Trái lại, các đối tượng khác phát triển bình thường.

Nhờ ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường vùng nước nuôi, nên tôm nuôi ở Bình Định đã hạn chế được dịch bệnh, không còn gây thua lỗ cho người nuôi như trước.

Đang vào mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2021, đây là thời điểm khá thuận lợi cho các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Tuy nhiên, do giá tôm đang ở ngưỡng thấp, trong khi giá thức ăn, thuốc lại có chiều hướng tăng khiến nhiều hộ chưa mặn mà cho vụ tôm mới.

Thời tiết thuận lợi cùng với việc nông dân tuân thủ đúng lịch thời vụ, kiểm soát tốt con giống chất lượng, nâng cao kỹ thuật nên cho năng suất thu hoạch cao hơn cùng kỳ năm trước.