Tags:

Ngành tôm Việt Nam

Thương trường luôn đầy bất trắc, gần như không năm nào không có thêm cái khó mới. Điều này trở thành bình thường, khó khăn là bạn đồng hành doanh nhân. Năm nay, ngành tôm Việt có lắm điều vất vả, theo nhẩm tính, chưa lúc nào ngành tôm ta gặp khó khăn to lớn như bây giờ.

“Vận động và phản biện chính sách là một nhiệm vụ rất là quan trọng mà VASEP đã làm rất tốt. Song bây giờ không phải chỉ là khó đâu tháo gỡ đấy, mà VASEP cần nhìn xa hơn, làm nhiều việc hơn, đầy đủ hơn, bao quát hơn nữa, với những ý tưởng, đề xuất mở đường cho ngành tôm trong tương lai… Vai trò của VASEP cần lớn hơn với nhiệm vụ quan trọng là thúc đẩy chính sách, tạo thuận lợi cho DN”

Công ty Seanamico chủ yếu cung cấp các sản phẩm tôm nuôi quảng canh trong hệ rừng sinh thái của Cà Mau, nên chủ yếu cung cấp cho phân khúc thị trường cao cấp. Công ty không làm sản phẩm GTGT và tôm chân trắng nhưng vẫn tồn tại nhờ phân khúc nhỏ này.

Năm 2023 là một năm khó khăn chung của ngành thủy sản. Tuy nhiên, riêng với ngành tôm thì có thêm các khó khăn phát sinh mới và các khó khăn này có thể kéo dài.

Là một doanh nghiệp hội viên lâu năm của VASEP, thời gian qua tôi đánh giá VASEP đã làm rất tốt vai trò của mình. Cụ thể, VASEP đã giúp đỡ và hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thị trường qua các hoạt động xúc tiến thương mại. VASEP đã làm được nhiều việc khó, ví dụ như vụ kiện CBPG tôm đã thể hiện được sự đoàn kết, đồng lòng của các doanh nghiệp dưới sự dẫn dắt của VASEP.

“Nhìn chung, VASEP đã làm rất tốt các nhiệm vụ và các hoạt động của mình, điển hình như hoạt động vận động chính sách. Đã qua 25 năm hoạt động, hiệp hội cũng cần có sự đổi mới cho phù hợp với tình hình mới”

Trong thời gian qua, tôi rất ấn tượng với hoạt động phản biện chính sách của VASEP. Hoạt động này của VASEP có ý nghĩa và đã mang lại nhiều giá trị to lớn cho doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp gia tăng được kim ngạch xuất khẩu, ví dụ như vấn đề về tuổi lao động, vụ kiện chống bán phá giá tôm, vấn đề về xử lý môi trường….

Ngành thủy sản Việt Nam từ trước tới giờ lúc nào cũng có rất nhiều vấn đề khó khăn như thị trường tiêu thụ, áp dụng các tiêu chuẩn mới, cạnh tranh từ các nước đối thủ… Và VASEP đã luôn đồng hành cùng doanh nghiệp thủy sản Việt Nam từng bước vượt qua những khó khăn và đạt được những thành tựu nhất định.

“Về chiến lược lâu dài thì nuôi trồng vẫn là tiêu điểm, là cái gốc của vấn đề. Làm sao để nuôi tôm thương phẩm với giá thành thấp và tỷ lệ nuôi thành công cao, phải có được sự phối hợp liên kết nhịp nhàng giữa các bên liên quan trong chuỗi ngành”.

Để thương hiệu tôm Việt ghi được dấu ấn trên thị trường quốc tế vẫn đang là một mục tiêu lớn cho toàn ngành. Ngành tôm Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển, nhưng cũng có vô số thử thách. Một trong những thử thách lớn đó là sự liên kết chuỗi, khép kín toàn bộ quy trình sản xuất để kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra. Đây chính là chìa khóa để góp phần nâng giá trị cho con tôm Việt khi xuất khẩu sang những thị trường khó tính.

Để tăng sức cạnh tranh tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế, đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường và hiệu quả sản xuất tối ưu.

Giữa năm 2021, khi Ấn Độ và Indonesia vất vả với dịch bệnh bùng phát, ngành tôm nước ta nhận thấy có cơ hội vượt lên chiếm lĩnh thêm thị phần tôm thế giới. Nhưng ở gần cuối năm, diễn biến ngược lại. Từ tháng 7/2021, dịch bùng phát lần thứ 4, tập trung ở phía Nam và từ tháng 10/2021, miền Tây, trọng điểm tôm Việt, rơi vào hoàn cảnh đầy khó khăn khi ca nhiễm tăng liên tục. Trong khi đó, hai cường quốc về tôm nêu trên đang vượt lên khỏi dịch bệnh và đang tiến tới kiểm soát tốt các chuỗi sản xuất, cung ứng của nền kinh tế nói chung, trong đó có ngành tôm.