Tags:

Lao động

Để bảo đảm tiến độ công việc, rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động làm thêm đến 300 giờ/năm.

Doanh nghiệp rất cần tăng giờ làm thêm để tranh thủ phục hồi sản xuất, nhưng nếu chậm được ban hành, chính sách sẽ không còn nhiều ý nghĩa hỗ trợ.

Thống kê của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang, sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp tại khu, cụm công nghiệp của tỉnh có trên 95% người lao động trở lại làm việc.

(vasep.com.vn) Theo khảo sát của VASEP tính tới cuối tháng 8/2021, chỉ có khoảng 30-40% doanh nghiệp (DN) thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam hoạt động được “3 tại chỗ”; khoảng 30-40% DN không đủ thực hiện “3 tại chỗ” đã phải ngừng sản xuất, số phần trăm còn lại đã tạm dừng sản xuất để tổ chức lại nhà máy để thực hiện “3 tại chỗ”. Với những nhà máy thực hiện được phương án này thì lượng công nhân có thể huy động được khoảng từ 30-50% tổng số lượng lao động, số còn lại nghỉ việc hoặc nghỉ không lương, công suất chế biến đã giảm từ 50-60% so với trước. Ước tính, công suất chung của cả vùng đã giảm từ 60-70%.

(vasep.com.vn) Trong văn bản gửi 13 bộ ngành và 4 hiệp hội (trong đó có VASEP) lấy ý kiến dự thảo báo cáo Chính phủ về tiền lương tối thiểu vùng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đã bác bỏ hai đề xuất của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc tăng lương tối thiểu vùng năm 2021, và điều chỉnh thời điểm tăng lương từ 1/1 hằng năm sang 1/7 của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tại buổi làm việc với Chính phủ vào cuối năm 2020.  Đồng thời, Bộ cũng đề nghị không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 và tiếp tục duy trì thời điểm điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trùng với thời điểm bắt đầu năm tài chính (ngày 01/01) như thời gian vừa qua.