Tags:

mực

Trong nửa đầu năm 2024, Headway ghi nhận một sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong xuất khẩu mực và bạch tuộc sang Mỹ. Cụ thể, thị trường này tăng 596,42% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, Đài Loan trước đó là thị trường dẫn dầu, giảm 60,11% so với giai đoạn cùng kỳ.

(vasep.com.vn) Trung Quốc từ lâu đã đánh bắt mực ở nước ngoài, đặc biệt là bên ngoài Nam Mỹ và sản lượng đánh bắt đã tăng lên vào năm 2023.

(vasep.com.vn) Theo Sàn giao dịch thủy sản đông lạnh Huacai Zhaoyu ở Bắc Kinh, năm nay sản lượng đánh bắt và NK mực ổng của Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục, trong khi XK giảm.

(vasep.com.vn) Sản lượng khai thác bạch tuộc tiếp tục giảm trong thập kỷ qua. Nguồn cung sẽ bị hạn chế và giá sẽ tăng trở lại. Mực ống có phần tốt hơn, ngoại trừ Loligo. Mùa loligo quanh Quần đảo Falkland (Malvinas) đã bị gián đoạn và nguồn cung sẽ không được cải thiện cho đến năm sau.

(vasep.com.vn) NK mực ống và mực nang vào Trung Quốc tăng đáng kể trong nửa đầu năm 2023, từ 168.134 tấn năm 2022 lên 255.194 tấn năm 2023 (+52%). Nhưng đã có một số thay đổi lớn giữa các nhà cung cấp. Peru tăng nguồn cung gần gấp 10 lần, từ 10.961 tấn trong 6 tháng đầu năm 2022 lên 107.279 tấn trong nửa đầu năm 2023. Mặt khác, từ Việt Nam, nguồn cung mực, mực nang sang Trung Quốc giảm 44% từ 12.957 tấn xuống còn 7.244 tấn. XK từ Hoa Kỳ tăng 39,5% lên 30.811 tấn, trong khi nhập khẩu từ Tây Ban Nha tăng từ 6.712 tấn vào năm 2022 lên 11.955 tấn vào năm 2023 (+78%).

(vasep.com.vn) Tháng 6/2022, tổng xuất khẩu các sản phẩm hải sản của Việt Nam đạt trên 377 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2021. 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu các sản phẩm hải sản của Việt Nam đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện xuất khẩu hải sản chiếm 35% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước.

(vasep.com.vn) Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm 35% tổng giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của cả nước. Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc quý đầu năm nay vẫn duy trì được đà tăng trưởng dương của quý cuối năm 2021. Xuất khẩu trong cả 3 tháng của quý 1 năm nay đều đạt tăng trưởng 2 con số. Lũy kế 3 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường này đạt trên 55 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

(vasep.com.vn) Vào ngày 1/4/2022, Trung Quốc bắt đầu hạn chế số lượng tàu thuyền tại 5 khu vực câu mực, bao gồm cả những khu vực ở đông nam Thái Bình Dương và tây nam Đại Tây Dương. Biện pháp này tuân theo mùa đóng cửa hàng năm ở các bãi đẻ mực mà Trung Quốc đã áp dụng từ mùa hè năm 2020 cho đội tàu đánh cá xa bờ (DWF) của họ.

(vasep.com.vn) Tháng 2/2022, tổng xuất khẩu các sản phẩm hải sản khai thác của Việt Nam đạt 219,6 triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2021. 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu các sản phẩm này đạt 565 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện xuất khẩu hải sản chiếm 37% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước.

(vasep.com.vn) Tháng 1/2022, tổng xuất khẩu các sản phẩm hải sản khai thác của Việt Nam đạt 345,6 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021. Hiện xuất khẩu hải sản chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước.

(vasep.com.vn) Năm 2021, tổng xuất khẩu các sản phẩm hải sản của Việt Nam đạt 3,4 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm 2020. Tới nay, xuất khẩu hải sản chiếm 38% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước.

Các địa phương đứng đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2021; Doanh số bán lẻ thủy sản đông lạnh tươi sống của Mỹ lập kỷ lục năm 2021; Dự đoán giá thủy sản Trung Quốc sẽ vẫn ở mức cao; Xuất khẩu mực, bạch tuộc năm 2021 tăng 7%; Trung Quốc: Cảng Thanh Đảo và Đại Liên mở cửa trở lại cho tàu Nga cập cảng cá minh thái; Dự đoán giá thủy sản Trung Quốc sẽ vẫn ở mức cao...

(vasep.com.vn) Nhờ tăng trưởng tốt trong 7 tháng đầu năm nay, EU đã vượt qua Thái Lan trở thành thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm 10,8% tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam đi các thị trường. Tháng 8/2021, do giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh Covid-19, sản xuất bị gián đoạn, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang EU cũng như hầu hết các thị trường đều giảm.

(vasep.com.vn) Tháng 8/2021, xuất khẩu hải sản của Việt Nam đạt 224,8 triệu USD, giảm 22% so với tháng 7/2021 và giảm 24% so với tháng 8/2020. Lũy kế 8 tháng đầu năm, xuất khẩu hải sản đạt 2,1 tỷ USD, chiếm 38% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước và tăng 7% so với cùng kỳ năm 2020.

(vasep.com.vn) Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, quý I/2021, XK thủy sản của cả nước đạt 1,73 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các mặt hàng hải sản chiếm tỷ trọng chi phối với 42% và có mức tăng trưởng nổi trội 11% với kim ngạch 728 triệu USD, vượt qua tôm (661 triệu USD, tăng 5%) và cá tra (331 triệu USD, tăng 3%).

(vasep.com.vn) Tháng 2/2021, nhập khẩu bạch tuộc đông lạnh của Hàn Quốc giảm 81% từ 252 tấn một năm trước đó xuống 49 tấn, và nhập khẩu lũy kế 2 tháng đầu năm giảm 66% từ 458 tấn cùng kỳ năm trước xuống 154 tấn. 51% lượng bạch tuộc đông lạnh được nhập khẩu từ Mauritania. Lượng nhập khẩu trung bình từ tháng 2/2016 đến tháng 2/2021 là 192 tấn.

(vasep.com.vn) Theo thống kê Hải quan, tháng 1/2021 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt trên 606 triệu USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm trước. Một trong những nguyên nhân khiến XK tăng so với cùng kỳ là do tháng 1/2020 có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, mức tăng trưởng 23,4% được coi là tín hiệu tích cực cho XK thủy sản Việt Nam, trong đó thể hiện ở mức tăng XK cá tra (+21,7%), cá biển khác (+46%), tôm chân trắng (32,5%), nhuyễn thể hai mảnh vỏ tăng 43%.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát tại các thị trường trên thế giới đã khiến nguồn cung nguyên liệu mực, bạch tuộc sụt giảm, nhu cầu NK của thế giới và XK mực bạch tuộc của Việt Nam giảm. Giá trị xuất khẩu mực bạch tuộc của Việt Nam qua các tháng tăng trưởng không ổn định và có xu hướng giảm so với năm 2019. Xuất khẩu sang các thị trường chính trong nửa đầu năm 2020 có xu hướng giảm, và đã phục hồi trong một số tháng cuối năm. Dự báo, năm 2021 do dịch Covid- 19 vẫn chưa được khống chế tại các nước nên xuất khẩu mực,bạch tuộc của Việt Nam sẽ chưa phục hồi được.

(vasep.com.vn) Hàn Quốc liên tục dẫn đầu về nhập khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam, chiếm tỷ trọng trên 40%. Năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Hàn Quốc không ổn định, có xu hướng giảm.