Tags:

container

Một container chở sản phẩm của Gỗ Minh Dương từ cảng Cát Lái (TPHCM) đến bờ Đông nước Mỹ có chi phí đến 25.000 đô la Mỹ. Tính ra, mỗi cái ghế trên container đó phải “cõng” thêm 30 đô la tiền vận chuyển khiến nhà xuất khẩu lo đứng ngồi, thấp thỏm cho các hợp đồng đã ký.

Một trong những nguyên nhân khiến cước tàu biển tăng phi mã so với trước khi bùng phát dịch là tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng kéo dài dẫn đến khan hiếm container rỗng tại châu Á.

Chủ hàng Việt Nam liên tục chịu cước phí tăng không loại trừ khả năng giá cước qua tay của nhiều cấp đại lý, có hiện tượng “đục nước béo cò"...

Theo ông Trần Thanh Hải - Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Việt Nam có đủ năng lực để đóng mới container phục vụ hàng hoá xuất khẩu, tuy nhiên, có nhiều lý do để các đơn vị không mặn mà tham gia sản xuất.

Hàng loạt mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đang phải đối diện với khó khăn trong xuất khẩu trước tình trạng thiếu container rỗng.

(vasep.com.vn) Trong báo cáo của Bộ Công Thương gửi lên Thủ tướng Chính phủ dự báo, tình trạng thiếu tàu biển và thiếu container có thể kéo dài đến tháng 2-3/2021. Thậm chí việc dịch COVID-19 chưa được kiểm soát, vẫn tiếp tục lây lan trên thế giới nhiều khả năng tình trạng này còn kéo dài hơn. Do đó, VASEP khuyến cáo các hội viên, trước tình hình căng thẳng trên, DN XNK thủy sản cần lên kế hoạch và kịch bản ứng phó nhằm hạn chế tối thiểu sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và giảm thiểu tối đa sụt giảm XK của mỗi DN và tổng kim ngạch của toàn ngành trong thời gian tới.