Tags:

nuôi tôm công nghệ cao

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao GROFARM PRO của Grobest Việt Nam giúp các hộ nuôi tự tin đứng vững trước điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Tỉnh Bình Đinh tiếp tục tăng cường nuôi trồng, khai thác thủy sản gắn với các biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhân rộng các mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại một số địa phương ven biển.

HTX Nông nghiệp Quyết Thắng (TP. Bà Rịa) có 100ha nuôi tôm. Năm 2019, HTX đầu tư 5 tỷ đồng chuyển đổi mô hình nuôi tôm công nghệ cao: nuôi tôm siêu thâm canh bằng hệ thống lọc nước tuần hoàn khép kín trong nhà màng, thí điểm trên 0,5ha.

Áp dụng bể biogas giúp xử lý tốt chất thải trong nuôi tôm thâm canh mật độ cao, giúp ngành thuỷ sản phát triển bền vững, thân thiện môi trường.

Hiện nay vào thời điểm cuối vụ nên diện tích ao nuôi tôm công nghệ cao ở huyện Tân Phú Đông, Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) cho thu hoạch rất ít; trong khi nhu cầu tiêu thụ tôm ở các chợ đầu mối tại TP.HCM tăng cao nên giá tăng lên.

Chất lượng môi trường nuôi không đảm bảo là một trong những nguyên nhân chính gây nên dịch bệnh trên tôm, gây thiệt hại về kinh tế rất lớn cho người nuôi.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đầu ra các mặt hàng nông sản ở vùng ĐBSCL gặp khó khăn, nhiều nông dân bị thua lỗ. Trong khi đó mô hình nuôi tôm công nghệ cao vẫn có lãi.

Theo nhận định của ngành chuyên môn và hộ nuôi tôm, thời tiết trong những tháng đầu năm 2021 mặc dù có ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn nhưng nhìn chung vẫn khá thuận lợi đối với mùa vụ thả nuôi tôm so cùng kỳ năm trước. Tính đến thời điểm hiện tại, diện tích thả nuôi tôm toàn tỉnh hơn 28.000ha, trong đó tỷ lệ tôm thiệt hại chiếm 3,2% diện tích thả nuôi. Với diện tích thả nuôi đạt và vượt kế hoạch đề ra, cùng với đó là sản lượng đạt tốt, thiệt hại chiếm tỷ lệ thấp cho thấy vụ tôm trong 6 tháng đầu năm thành công lớn, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho cơ sở, doanh nghiệp và hộ dân nuôi tôm nước lợ.

Về đất biển Thạnh Phú (Bến Tre), nói đến nuôi tôm thì người dân ở đây vẫn luôn nhắc đến cái tên Ba Sấm (ông Lê Văn Sấm) trước tiên. Tiếng tăm của ông gần như đã gắn liền với ngành nuôi tôm biển của huyện ngay từ những ngày đầu tiên nhen nhóm nghề nuôi tôm biển. Hiện ông là một trong những nông dân tỷ phú giàu có nhờ sớm mạnh dạn ứng dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao (CNC).

(vasep.com.vn) Theo UBND tỉnh Bến Tre, với dáng hình gần như một tam giác cân và được hợp thành bởi 3 cù lao lớn là: Cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên) bồi tụ, tỉnh Bến Tre coi hướng Đông tiếp giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km là lợi thế để mở ra một không gian phát triển kinh tế biển mới cho tỉnh.

Nhiều hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Bến Tre đã chuyển đổi từ hình thức nuôi truyền thống sang nuôi tôm theo hướng công nghệ cao nhiều giai đoạn.

Giải pháp nào để xử lý chất thải trong nuôi tôm công nghệ cao hiệu quả đang được nhiều người trăn trở và tìm lời giải. Chính vì thế, mô hình tận dụng phân tôm làm biogas của hộ ông Châu Kiến Văn ở huyện Long Phú (Sóc Trăng) được nhiều người quan tâm bởi nó đã giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm.