Tags:

Luật Bảo vệ môi trường 2020

Đây là ý kiến của TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) khi dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường 2020 vẫn xây dựng theo các tiếp cận cũ, bộc lộ nhiều bất cập và phi thực tế.

(vasep.com.vn) Gần 2 tháng thực hiện “3 tại chỗ” (3TC), DN thủy sản đối mặt với muôn vàn khó khăn và áp lực đứt gãy toàn chuỗi từ nuôi - khai thác - chế biến- XK. Theo tính toán của sơ bộ của các DN sản xuất “3TC”, giá thành trên đơn vị sản phẩm đã tăng 10-25% tùy theo loại sản phẩm (tôm, cá tra, cá ngừ, hải sản,..) và quy mô công suất chế biến. Một DN trung bình sẽ lỗ khoảng 30%/tháng nếu duy trì sản xuất “3TC” với chỉ 1/3 công suất và sẽ thiệt hại 50-55%/tháng nếu ngưng sản xuất. Đang ngồi trên đống lửa thì lại thêm lo vì quy định tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ Môi trường 2020 mà Bộ Tài Nguyên Môi trường đang lấy ý kiến thì các nhà máy chế biến thủy sản có lưu lượng xả nước thải ra môi trường từ 200 m3/ngày trở lên đã phải lắp hệ thống quan trắc tự động nước thải. Trong khi giá thành đầu tư hệ thống tính sơ đã mất cả tỷ đồng, chi phí vận hành trung bình từ 10 - 30 triệu đồng/tháng... Thêm đầu tư một hệ thống vừa đắt đỏ, kết quả không chính xác... mà vẫn có nguy cơ bị phạt.

(vasep.com.vn) Ngày 25/8/2021, VASEP đã gửi công văn góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (Luật BVMT). Tại công văn này, VASEP đề nghị lùi thời hạn hiệu lực thi hành của nghị định đến 01/01/2024 và hiệu lực áp dụng trách nhiệm tái chế bao bì sớm nhất là ngày 01/01/2025 vì quá gấp và chưa phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Ngoài ra, khoản tiền mà DN phải đóng vào Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam được gọi là khoản “đóng góp tài chính” cũng không phù hợp.