Tags:

Halal

Với quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu ước đạt 7.700 tỷ USD vào năm 2025, dự kiến sẽ tăng lên 10.000 tỷ USD vào năm 2028, Halal đang được xem là thị trường lớn rất tiềm năng cho các nước sản xuất lương thực thực phẩm lớn; trong đó, có Việt Nam.

Việt Nam đang có những bước tiến quan trọng để tiếp cận thị trường xuất khẩu Halal toàn cầu với giá trị dự kiến đạt 4.500 tỷ USD năm 2030. Việt Nam được đánh giá có tiềm năng sản xuất các sản phẩm Halal trị giá khoảng 34 tỷ USD cho các quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) nhờ cơ sở nông nghiệp đa dạng và ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đang phát triển.

Chi tiêu của người Hồi giáo cho thực phẩm Halal đạt khoảng 1,27 nghìn tỷ USD năm 2021 và dự báo đạt 1,67 nghìn tỷ USD năm 2025, đạt tốc độ tăng trưởng 7,1%. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch Covid-19 và xung đột Nga – Ukraine khiến các nước có nhu cầu đảm bảo an ninh lương thực lớn hơn, trong đó thực phẩm Halal ngày càng được chú trọng.

Thị trường thực phẩm Halal với mức doanh thu hàng năm hàng nghìn tỷ USD và dự kiến tiêu dùng trong tương lai sẽ tiếp tục tăng nhanh, đặc biệt là các nhóm sản phẩm có lợi thế của Việt Nam. Để nắm cơ hội, việc xây dựng vùng nguyên liệu cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn yêu cầu thị trường đã được các doanh nghiệp triển khai thực hiện.