Cơ hội nào cho ngành tôm Việt Nam?

TS. Hồ Quốc Lực 08:51 29/11/2021 Kim Thu
Giữa năm 2021, khi Ấn Độ và Indonesia vất vả với dịch bệnh bùng phát, ngành tôm nước ta nhận thấy có cơ hội vượt lên chiếm lĩnh thêm thị phần tôm thế giới. Nhưng ở gần cuối năm, diễn biến ngược lại. Từ tháng 7/2021, dịch bùng phát lần thứ 4, tập trung ở phía Nam và từ tháng 10/2021, miền Tây, trọng điểm tôm Việt, rơi vào hoàn cảnh đầy khó khăn khi ca nhiễm tăng liên tục. Trong khi đó, hai cường quốc về tôm nêu trên đang vượt lên khỏi dịch bệnh và đang tiến tới kiểm soát tốt các chuỗi sản xuất, cung ứng của nền kinh tế nói chung, trong đó có ngành tôm.

Còn gian nan trước mắt

Hiện nay, chuỗi cung ứng toàn cầu chưa tái phục hồi dẫn tới chi phí logistic vẫn tăng đáng kể. Song song đó, việc cung ứng hàng hóa không kịp thời do đứt gãy chuỗi cung ứng dẫn đến giá cả biến động và xu thế đầu vào trong lĩnh vực nuôi tôm lẫn chế biến tôm đều tăng. Tất cả tạo nên một hợp lực nâng mức khó khăn của ngành tôm và nhiều ngành kinh tế khác trong tương lai gần. Chi phí tăng, cạnh tranh mạnh từ quốc tế… khiến bức tranh ngành tôm khởi đầu năm sau có vẻ không sáng sủa.

Nếu tình huống kiểm soát tốt dịch bệnh từ năm 2022 thì sẽ là điều an ủi, động viên lớn lao để người nuôi tôm, nhà chế biến còn phấn khởi với công việc của mình. Tuy còn khó khăn nhưng cảm thấy an lòng, cảm thấy an toàn trong hoạt động. Chiều ngược lại, dịch bệnh chưa kiểm soát tốt, sẽ là bức tranh màu tối của không ít ngành kinh tế…

Quý 4/2021 này, miền Tây đang oằn mình chống dịch. Chính quyền cơ sơ các địa phương mệt nhoài vì bị dịch “hành hạ”. Các cơ sở sản xuất đau đầu vì số ca nhiễm phát hiện ra hàng ngày. Ngoài chuyện xử lý từng vụ việc, số người lao động bị vơi dần vì dính dáng các ca nhiễm xảy ra. Như các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp An Nghiệp tỉnh Sóc Trăng từ đầu tháng 10 đến nay đã giảm trên 4.000 lao động với lý do nêu trên.

Tin nổi bật thời điểm này là đang vào mùa lạnh ở bắc bán cầu, môi trường ưa thích của dịch bệnh. Cụ thể hơn là một số nước Tây Âu có số ca nhiễm tăng đột biến. Còn trong nước là nhiều địa phương, tập trung ở miền Tây, có số ca nhiễm tăng từng ngày, đến nỗi phải báo động về quá tải năng lực điều trị; một số địa phương buộc lòng phải nâng cấp độ dịch, thắt chặt kiểm soát  nhằm hạn chế lây lan. Tất cả tạo nên bầu không khí khá  khẩn trương, đậm nét âu lo, nhất là khi sắp năm hết tết đến, cần chi xài nhiều trong khi công việc lại bấp bênh, lệ thuộc tình hình diễn biến vô chừng của dịch bệnh.

“Ngắn sào dễ trở” – Tôm Việt sẽ sớm hồi phục

Trên đây là một góc nhìn rõ ràng trước mắt. Nhưng nếu nhìn ở góc độ chiều dài, chiều sâu sẽ có những điều gây dựng lại lòng tin vào ngành tôm Việt Nam.

Trước khi dịch Covid-19 xảy ra, nghĩa là từ năm 2019 trở về trước, ngành tôm của chúng ta cũng gặp bất lợi không nhỏ. Đó là dịch bệnh khiến tỉ lệ thành công thấp, đó là vật tư đầu vào cao hơn sản phẩm tương đồng các nước khác. Hệ quả là giá thành tôm nuôi của ta cao hơn đối thủ hơn 1 USD, làm giảm sức cạnh tranh không nhỏ. Nhưng tôm Việt Nam mấy chục năm qua đâu có cảnh dội chợ, tồn kho, tồn dưới ao nuôi. Đó là nhờ trình độ chế biến tôm của chúng ta ở ngưỡng cao của thế giới, chiếm lĩnh khúc thị phần cấp cao, đó là cách làm ăn lâu bền, coi trọng chữ tình và uy tín của đa số doanh nghiệp. Và đó cũng nhờ các hiệp định tự do thương mại mà Chính phủ dốc tâm chăm lo, khiến sản phẩm tôm miễn, giảm thuế khi xuất vào hầu hết các thị trường lớn, tăng sức cạnh tranh.

Bây giờ, diễn biến tình hình Covid-19, có lúc làm tăng cơ hội cho ngành tôm nhưng rồi cơ hội đó cũng đã đi qua! Như vậy, diễn biến trên bàn cờ tranh đua thị trường giữa các cường quốc tôm trở lại bình thường, nhất là ở quốc gia mà Covid-19 đang sắp đi qua.

Tóm gọn lại,  nếu lấy tình hình Covid-19 thời điểm này làm bối cảnh và hậu cảnh thì ngành tôm ta có phần bất lợi. Nhưng ở góc nhìn lạc quan, có những điểm lưu ý:

Thứ nhất là, ngành tôm và các ngành thủy sản khác của Việt Nam có truyền thống không đầu hàng nghịch cảnh. Khó khăn nhất là cá tra, lúc khó khăn cao điểm vẫn duy trì mức tiêu thụ sản lượng cao, xoay quanh 1,5 triệu tấn cá hàng năm. Còn các mốc khó khăn như các lần khủng hoảng tài chính kinh tế khu vực (1998) hay thế giới (2008), ngành tôm nói riêng, thủy sản nói chung luôn kiên trì vượt qua.

Nay trước mắt tuy có phần bất lợi, nhưng những tháng qua cho thấy các doanh nghiệp tôm luôn bền bỉ tổ chức sản xuất trong hoàn cảnh đầy khó khăn. Thành quả cao nhất là không có cảnh ao tôm nào bị bỏ quên, gây thiệt hại. Thành quả đáng nêu nữa là khả năng năm nay kim ngạch xuất khẩu tôm sẽ đạt kế hoạch đề ra, dù tăng trưởng chỉ một con số khiêm tốn. Với năng lực vượt khó đó, chúng ta có nền tảng tin tưởng tình hình dịch bệnh sẽ không làm chùn bước được ngành tôm sau khi đã phủ vaccine.

Thứ hai là, Chính phủ và Bộ ngành liên quan đã có thêm kinh nghiệm, đủ bản lĩnh để xử lý dịch bệnh linh hoạt và thích ứng trong khoảng thời gian ngắn sắp tới. Qua các thông tin, bây giờ đã có nhiều bài học, kinh nghiệm phòng chống dịch có hiệu quả từ nhiều nước. Các địa phương cũng “quen tay” nên xử lý công việc phòng chống dịch sẽ hiệu quả và ổn thỏa hơn. Các doanh nghiệp cũng không còn than vất vả như những ngày đầu, tập trung giữ vững thành trì, giữ nhịp độ hoạt động. Người dân, trải qua nhiều lần đương đầu khó khăn, sẽ nâng cao ý thức phòng chống dịch, sẽ giảm lây lan hơn.

Tóm lại, nhận định tình hình của ngành đang hoạt động sẽ giúp các nhà quản lý và doanh nghiệp có sách lược ứng phó phù hợp và linh hoạt hơn. Tuy nhiên, hiện nay tình hình chuyển biến nhanh do tác động của dịch bệnh, nên việc cập nhật thông tin, nhận định, xu hướng là điều mỗi doanh nghiệp quan tâm, để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động.

Bức tranh chung ngành tôm thời điểm này tuy không phải là sáng sủa gì nhưng chúng ta có lòng tin vào sự điều hành quốc gia và nhất là bản lĩnh, ý chí người trong ngành. Từ đó, chúng ta tin tưởng ngành tôm chúng ta sẽ vững bước đi lên và nhanh chóng hồi phục.

TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN

Mời Quý DN thủy sản tham gia khảo sát về khả năng tiếp cận các gói hỗ trợ do ảnh hưởng dịch Covid - 19

Bạn đang đọc bài viết Cơ hội nào cho ngành tôm Việt Nam? tại chuyên mục TS. Hồ Quốc Lực của Hiệp hội VASEP
nganh tom viet nam dich benh thi truong doanh nghiep covid-19 vaccine xuat khau tom nuoi tom

TIN MỚI CẬP NHẬT

Trung Quốc tiếp tục mở rộng nuôi tôm nhà kính

 |  08:28 18/11/2024

(vasep.com.vn) Nông dân nuôi tôm Trung Quốc đang dần từ bỏ hệ thống ao lớn truyền thống để chuyển sang các mô hình vận hành nhỏ gọn, áp dụng công nghệ tiên tiến, giúp giảm lãng phí nước và tăng hiệu quả sản xuất.

ISSF thúc đẩy các biện pháp giám sát và bảo tồn ngư trường mạnh mẽ hơn

 |  08:24 18/11/2024

(vasep.com.vn) Quỹ Phát triển bền vững hải sản quốc tế (ISSF) đã kêu gọi các cơ quan quản lý nghề cá Thái Bình Dương tăng cường các biện pháp giám sát và phát triển bền vững đối với các ngư trường đánh bắt cá ngừ lớn nhất thế giới trước cuộc họp quan trọng sẽ diễn ra tại Fiji vào cuối tháng 11.

Giải bài toán cá tra giống

 |  08:23 18/11/2024

Giống cá tra sạch bệnh, chất lượng cao để tạo cơ sở nuôi thương phẩm an toàn, giá cả hợp lý, đáp ứng yêu cầu thị trường, thúc đẩy ngành hàng cá tra phát triển bền vững. Thế nhưng, thực trạng sản xuất cá tra giống hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề nan giải.

Xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể vượt 2 tỷ USD

 |  08:19 18/11/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch XK cá tra tháng 10/2024 đạt gần 202 triệu USD, tăng 17% so với tháng 10/2023. Lũy kế XK cá tra 10 tháng đầu năm nay sang các thị trường đạt 1,7 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đào tạo nuôi biển công nghiệp cho các tỉnh, thành phố miền Trung

 |  16:01 15/11/2024

Từ ngày 12 - 15/11, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Cục Thủy sản phối hợp với Trường Đại học Nha Trang tổ chức lớp tập huấn về nuôi biển công nghiệp, thu hút sự khoảng 200 học viên là cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, người dân từ 8 tỉnh, thành phố có biển gồm: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

Khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Những nỗ lực không ngừng nghỉ của Việt Nam

 |  15:58 15/11/2024

Đại sứ-Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam khẳng định EU ghi nhận phía Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong thực hiện những khuyến nghị chống khai thác hải sản bất hợp pháp.

Chiến lược của ông Trump dự kiến sẽ làm tăng rào cản cho các nhà nhập khẩu thủy sản

 |  08:31 15/11/2024

(vasep.com.vn) Kế hoạch tăng thuế đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump đã khiến các chuyên gia thương mại và nhóm thương mại thủy sản dự đoán ngành thủy sản sẽ có 4 năm đầy biến động.

Ecuador đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Mỹ, EU

 |  08:31 15/11/2024

(vasep.com.vn) Một phần là do nhu cầu và do quy cách sản xuất, nhưng dòng chảy thương mại tôm Ecuador đang thay đổi.

HSBC tài trợ khoản tín dụng thương mại xanh đầu tiên trong lĩnh vực thủy sản

 |  08:30 15/11/2024

HSBC Việt Nam và Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Vĩnh Hoàn) vừa tham gia ký kết một thỏa thuận tài trợ tín dụng thương mại xanh. Sự kiện này ghi dấu khoản tín dụng xanh đầu tiên mà HSBC Việt Nam cấp cho doanh nghiệp sản xuất thủy sản Vĩnh Hoàn, đồng thời là khoản tín dụng xanh đầu tiên mà ngân hàng tài trợ trong lĩnh vực thủy sản, thể hiện sự hỗ trợ của HSBC đối với Vĩnh Hoàn trên hành trình phát triển bền vững.

Hà Lan tiêu thụ cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

 |  08:25 15/11/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 10/2024, XK cá tra sang EU đạt 7 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK sang thị trường này tính đến ngày 15/10/2024 đạt hơn 134 triệu USD, giảm nhẹ 0,01% so với cùng kỳ năm ngoái.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC