Sảnh ngoài năm ngoái chật kín gian hàng, nay thoáng đãng, thậm chí trống trơn. Há lẽ, thời buổi khó khăn này khiến các doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước tham gia Vietfish giảm quy mô? Tôi có chút đắn đo, phân vân. Nhưng khi khai mạc, một không gian hoành tráng nhất ở bên trong đã hiển hiện ra trước mắt. Trước đây Vietfish chỉ diễn ra ở sảnh A và theo dòng phát triển, nở ra khu sảnh ngoài. Nay Vietfish chiếm trọn 2 sảnh A và B, có trên 400 gian hàng trưng bày, quy mô lớn nhất và tôi cảm nhận cũng đẹp nhất, với rất nhiều hoa tươi bao quanh từng gian hàng.
Con đường trung tâm, tập trung các DN có tiềm lực và gắn bó lâu dài với Vietfish có khoảng 20 gian hàng là những gian hàng lớn và đẹp hàng đầu. Tôi chú ý một gian hàng VÀNG và một gian hàng ĐỎ, tông màu chính của gian hàng và khá bắt mắt. Bất ngờ đó là hai gian hàng tôm từ DN Cà Mau, MINH PHÚ và ANH KHOA. Nhìn lại, tôm có vẻ khiêm tốn so với cá và mặt hàng khác, ngoài hai DN trên còn DN tôm NTSF trên con đường trung tâm. Các DN tôm khác có gian hàng phía sau, khiếm tốn hơn. Trước đây, trên con đường trung tâm này có gian hàng Cafatex với không gian ngôi nhà không lẫn vào đâu được. Năm nay vắng Cafatex, hình như gian hàng tông màu đỏ đen ANH KHOA thay thế vào, tôi nghĩ vậy!
Khách tham quan rất đông và gian hàng tham gia cũng hết sức đa dạng, ngoài thủy sản xuất khẩu còn có gian hàng giới thiệu thủy sản OCOP Cà Mau với mẫu mã hết sức đẹp mắt và khu gian hàng phục vụ nội địa của hội viên VASEP cũng đầy hấp dẫn. Cũng như mọi năm, gian hàng từ các nước luôn khá đông và khá phong phú sản phẩm trưng bày, giới thiệu, chào bán. Năm nay, lần đầu ở Vietfish có khu vực trải nghiệm sản phẩm thủy sản đầy hương thơm và tất nhiên thu hút khách hết sức đông đảo. Trên gương mặt mọi người đều tỏ vẻ hài lòng, chứng tỏ đẳng cấp tay nghề người nấu cũng như mẫu mã sản phẩm đã thuyết phục tốt, hứa hẹn tương lai tốt đẹp hơn.
Nhiều thập niên trước đây, Năm Dũng là bạn đồng hành xuyên suốt và gắn bó với các DN chế biến tôm, cá. Nay tại hội chợ Năm Dũng giới thiệu thiết bị làm sushi, bảo đảm đẹp và ít lỗi khi hoạt động. Ở điểm này cũng nói rộng thêm, diễn tiến cho thấy ngành tôm Thái đang thu hẹp, đơn hàng tôm sushi từ đây có xu thế chuyển dần về ta. Thiết bị Năm Dũng là đáp ứng nhu cầu khá đúng lúc. Ngoài ra, luộc tôm nguyên con đang phát triển cung ứng nhu cầu mới, nhất là từ Trung Quốc thì Năm Dũng có thiết bị luộc có sự kết hợp giữa nước và hơi để bảo đảm luộc chín đều và hạn chế làm bể, tróc đầu, đuôi tôm. Chắc chắn thiết bị này hình thành cũng từ nhu cầu ngày càng lan rộng.
Vào sảnh trong, gian hàng hoành tráng nhất cũng là thiết bị, là Anh Phát. Anh Phát có ba thiết bị trưng bày tại hội chợ này là thiết bị duỗi tôm (nobashi), thiết bị hấp và phân cỡ đều đang có tiếng tốt. Có lẽ các DN chế biến đều có tiếp cận các mặt hàng này, tôi chỉ nêu lên câu chuyện đầy sôi nổi do chính chủ Anh Phát giới thiệu. Nếu hai thiết bị trước từ Năm Dũng phục vụ tôm, thì Anh Phát có thiết bị lạng da cá bảo đảm ít dính thịt nhất và công suất rất lớn. Giải pháp kỹ thuật là mới mẻ so với các thiết bị lạng da các cũ trước đây. Anh Phát từng chế tạo máy phân cỡ tôm nhận diện cỡ bằng tia laze, nay Anh Phát cũng đang tính toán máy vanh cá fillet trên nền tảng tương tự. Đây là ý tưởng cần sự khích lệ, bởi hình thành sẽ giúp các nhà máy cá không phụ thuộc quá nhiều vào lao động và nhất là năng suất vanh cá sẽ tăng lên đáng kể.
Tôi đem câu chuyện này trao đổi với một DN cá có gian hàng trung tâm. Anh bạn đó hết sức vui và hy vọng ý tưởng này của Anh Phát sớm thành hiện thực. Tổng quan, tôm cá xuất khẩu của ta, có sự chung tay góp sức của ngành công nghiệp cơ khí hỗ trợ kịp thời. Đó là điểm sáng, từ đó ngành công nghiệp hỗ trợ này đã có cơ hội phát triển và nổi tiếng nữa. Thí dụ, tiến trình cung ứng thiết bị cấp đông cho các DN chế biến trong nước, các cơ sở cung ứng đã luôn cải tiến và họ thuyết phục thành công các DN chế biến nước ngoài, có mức tiêu thụ rất lớn. Câu chuyện này cũng diễn ra ở lĩnh vực chế biến hạt điều. Ngoài hai DN nêu trên, còn rất nhiều gian hàng cung ứng tất cả những nhu cầu trong nhà máy chế biến như bảo hộ lao động, dụng cụ bảo quản và chứa đựng trong quy trình chế biến… Khái quát chung, ngành công nghiệp phụ trợ đã và đang là bạn đồng hành đáng tin của ngành chế biến thủy sản ta.
25 năm, một thế hệ người, tôi rảo vòng vòng Vietfish, người quen không còn nhiều, dù các gian hàng có tên đều quen biết. Thế hệ kế thừa đã và đang đảm nhận, thay thế cha anh mình. Tre tàn măng mọc, tốt thôi, nhưng sao tôi như có chút bùi ngùi, tiếc nhớ ngày nào! Bệnh của tuổi già!
Vietfish 25, như bao lần đã diễn ra, luôn có nét trẻ trung và mới mẻ; và nhất là luôn đông đảo người tới dự; chứng tỏ nỗ lực của Ban Tổ chức cũng như các DN tham gia và sức thu hút từ sản phẩm chung của mình. Hy vọng trên tiến trình phát triển, Vietfish sẽ luôn là điểm sáng nhất cho ngành tôm vùng Đông Nam Á, góp phần giữ vững thủy sản Việt trong top 3 thế giới.
TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN
(vasep.com.vn) Tính đến tháng 11 năm 2024, Hàn Quốc đã nhập khẩu 29.220 tấn cá thu đông lạnh, giảm đáng kể 20% so với 36.420 tấn được nhập khẩu trong cùng kỳ năm 2023. Mặc dù khối lượng nhập khẩu giảm, giá phân phối trong nước vẫn ổn định, dao động ở mức cao khoảng 90.000 KRW. Giá nhập khẩu trung bình cho mỗi kilogram cá thu đông lạnh tính đến tháng 11/2024 được ghi nhận là 2,30 USD. NK từ Na Uy đạt 26.624 tấn (chiếm 91% tổng nhập khẩu) với giá NK trung bình: USD 2,31/kg. NK từ Trung Quốc đạt 1.441 tấn (chiếm 5% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,32/kg. NK từ Hà Lan đạt 848 tấn (chiếm 3% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,16/kg.
Bất cứ sự nỗ lực nào, nếu có kết quả như mong đợi đều có niềm vui trong lòng các bên tham gia. Năm nay, trong hoàn cảnh thách thức bên trong lẫn bên ngoài hết sức lớn lao, nhưng ngành thủy sản đã về đích ở tháng cuối, đạt 10 tỷ USD toàn ngành, riêng tôm chiếm 40%. Quả là một tin mừng, niềm phấn khởi cho các bên tham gia trong ngành thủy sản nước nhà.
Theo UBND tỉnh Bến Tre, địa phương tập trung nhiều giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành tôm trở thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín và khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế.
(vasep.com.vn) Trong năm 2024, khu vực Trung Đông đã nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với mức tăng trưởng 18%, đạt doanh thu 334 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Dự kiến, đến cuối năm 2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang khu vực này sẽ đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường NK thủy sản có tăng trưởng mạnh nhất, sau Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Liên minh châu Âu đã tuyên bố sẽ không gia hạn thỏa thuận đánh bắt cá với Senegal, viện dẫn những lo ngại về nỗ lực của quốc gia này trong việc hạn chế đánh bắt cá bất hợp pháp.
Công tác kiểm ngư, chống đánh bắt IUU (khai thác bất hợp pháp, không theo quy định) đã có những bước đi thực chất hơn. Nhờ vậy, số lượng tàu cá "3 không"(không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép) đã giảm mạnh từ hơn 17.000 chiếc năm 2023, xuống chỉ còn hơn 1.600 chiếc vào năm 2024, và tiến tới sẽ chấm dứt vào năm 2025…
Thủy sản Vĩnh Hoàn (mã cổ phiếu VHC) vừa cho biết kim ngạch xuất khẩu của công ty sang 3 thị trường trọng điểm là Mỹ, EU, Trung Quốc trong tháng 11/2024 tăng trưởng từ 32% - 40% so với cùng kỳ năm 2023.
(vasep.com.vn) Theo Shrimp Insights, các nước Nam EU đã nhập khẩu 332.000 tấn tôm từ bên ngoài khối vào năm 2023, trong đó Tây Ban Nha và Pháp nổi lên là những thị trường chiếm ưu thế.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm 11 tháng của năm 2024 mang về gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tính đến hết tháng 11/2024 vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Kim ngạch XK trong 11 tháng đầu năm đạt 903 triệu USD, tăng 17%. XK sang các thị trường khác vẫn đang ở mức cao hơn so với cùng kỳ.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn