Tự do thương mại đem lại lợi thế cho DN nào biết đón đầu, có sự chuẩn bị tốt và thông qua các FTA sẽ là cơ hội vàng để vươn tầm. Tuy nhiên, hầu hết các nước tự do thương mại cũng đều có quy định chống bán phá giá. Và đôi khi quy định này không thể hiện đúng vai trò, trở thành bình phong cho việc bảo hộ sản xuất trong nước.
Có ai đó đã nhận định là tuyệt đối các Chính phủ trên thế giới đều quan tâm, chú trọng bảo hộ sản xuất trong nước. Mức độ chính xác không cần bàn ở đây, chỉ là bảo hộ sản xuất trong nước là trách nhiệm (ngầm) của tất cả lãnh đạo quốc gia.
Ngày cuối năm 2003, tôm Việt đã bị nguyên đơn từ Hoa Kỳ kiện chống bán phá giá (AD). Vụ kiện kéo dài đến nay chưa có hồi kết và nguyên đơn đã tăng lên ba tổ chức. Năm 2023, tôm Việt lại bị kiện ở đây, lần này là kiện chống trợ cấp (CVD). Mức thuế chính thức hiện hành cho hai vụ kiện ở thời điểm này là 0% và 2,84%. Và theo thông tin đang lan truyền, đầu tháng 4 tới có thể Chính phủ Hoa Kỳ sẽ ban hành mức thuế nhập khẩu cho một số nước, khả năng có Việt Nam. Nếu điều đó xảy ra, con tôm Việt vào Hoa Kỳ cõng oằn vai ba thứ thuế!
Hai loại thuế trên, các DN Việt có thể ứng xử xử lý cùng nguyên đơn và Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC). Còn thuế nhập khẩu là chuyện của hai Chính phủ. Cho nên, chúng tôi qua dự Hội chợ có chuyện cần làm là tìm hiểu diễn biến và khả năng xử lý hai vụ kiện AD và CVD. Chúng tôi đã gặp luật sư tư vấn, nhờ hỗ trợ thông tin và các nội dung khác. Luật sư này đã hỗ trợ VASEP ngay từ đầu khi vụ kiện xảy ra. Hội chợ đông người, không tìm được chỗ làm việc đúng nghĩa, chúng tôi cơ động tìm mấy cái ghế ngồi và băng ngồi ngoài hành lang làm cuộc họp khá quan trọng!
Mối quan hệ lâu dài nên câu chuyện cởi mở. Thông thường ở vụ việc tương tự trước đây, ngoài Tổng Thư ký Trương Đình Hòe, đồng hành là 3 Chủ tịch, cựu chủ tịch VASEP. Anh Ngô Văn Ích mất rồi, nay chỉ còn tôi và Trần Thiện Hải. Sự đồng hành bộ tứ này từ 2015 và ngay sau đó mức thuế AD của tất cả DN tôm tham gia trong nhóm đã về mức 0%, góp phần đáng kể để giữ vững thị trường Hoa Kỳ từ đó đến nay.
Phía ta đưa ra nhiều vấn đề để được chia sẻ và trao đổi. Chủ công là cựu Tổng Thư ký Trương Đình Hòe, người nắm vững tiến trình vụ kiện trên 20 năm qua cũng như đầy hiểu biết, kinh nghiệm cho các ứng xử sau này. Phía bạn chia sẻ là DOC thay đổi lịch trình nhiều lượt, nhưng đều trong quy định. Phía bạn cũng cho biết kết quả sơ bộ của đợt review thuế AD lần thứ 19 (PR19) sẽ có vào tháng 7 và kết quả cuối cùng có ở tháng 12/2025.
Theo luật sư, sổ sách đã báo cáo của DN tôm ta là bị đơn bắt buộc kỳ này rất tốt. Tình huống TỐT NHẤT bày ra là DOC thiếu nhân lực do thắt chặt chi tiêu Chính phủ, họ không cử người qua Việt Nam kiểm tra thực tế và công nhận theo báo cáo đã có thì tôm Việt giữ vững thuế AD là 0%. Chỗ này không phải viết để tự sướng mà là một khả năng không nhỏ, đã diễn ra bên ngành cá tra. Điều này xảy ra là chuyện vui cho các DN ta trong hoàn cảnh màu xám đang bao quanh. Chờ đợi thôi.
Mà thực ra các DN ta đâu ai bán phá giá cho mất tiền lỗ lã; DN ta đủ tự tin và năng lực giải trình, thuyết phục DOC nếu bên đó có cử người qua kiểm tra thực tế. Ngành tôm Hoa Kỳ giảm sức cạnh tranh so tôm nhập khẩu vì họ nuôi tôm đâu có kết quả tốt như các nước khác, vì cơ sở chế biến của họ nhỏ và đẳng cấp không cao mà thôi. Tiếp ngay theo đó là PR20, DOC có thể công bố DN nào là bị đơn bắt buộc vào đầu tháng 4 tới, nhưng có thể kéo dài tới tháng 6. Theo luật sư, FMC sẽ là một bị đơn bắt buộc cho đợt xem xét này, và điều này nằm trong sự tính toán, chuẩn bị của FMC.
Còn vụ kiện CVD, cuối năm nay sẽ có review lần thứ nhất, lấy hoạt động của DN năm 2024 làm nền kiểm tra. Chuyện này còn thời gian thư thả để tính toán.
Có doanh nhân lạc quan, coi thương trường là cuộc đua marathon trường kỳ, ai không biết phân phối sức hoặc quá yếu sẽ rơi lại bên đường. Số đông coi thương trường là chiến trường! Tình huống kinh doanh ở Hoa Kỳ quả là gian nan. Ngoài chuyện ứng xử với đối tác, còn chuyện ứng xử các vụ kiện đã và đang xảy ra cũng như sắp xảy ra! Nhiều lúc việc lo cho các vụ kiện còn phức tạp hơn chuyện kinh doanh! Vậy thương trường là chiến trường có khác! Xử lý câu chuyện này, không ít DN ta đã có sự tính toán chuyển hướng thị trường. Đây là bản lĩnh của người điều hành DN và chúng ta có niềm tin vào khả năng này.
Thời buổi hiện giờ thế giới rơi vào tình trạng được gói gọn trong bốn từ kép, BIẾN ĐỘNG – BẤT ĐỊNH – PHỨC TẠP – MƠ HỒ. Có người còn cho rằng có một lãnh đạo cực kỳ hùng biện, cực kỳ nổi tiếng đã tích hợp cho mình cả bốn trạng thái trên, khiến vô cùng khó đoán ông ta đang nghĩ gì, sắp làm gì! Không hay, ông ta là người có quyền cao nhất mọi mặt, trong đó có liên quan các vụ kiện nêu trên. Từ đó làm sao đoán nổi sắp tới con tôm ta sẽ về đâu! Lo nhiều cũng không giải quyết được gì, quẳng gánh lo và thong dong chờ thôi!
TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN
(vasep.com.vn) Sự tức giận của người Canada về cách đối xử mà họ nhận được từ tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã biểu hiện thành phong trào “Mua hàng Canada” đang gây tổn hại đến doanh số bán hàng hóa của Hoa Kỳ.
(vasep.com.vn) Thông báo gần đây về mức thuế quan mới của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã làm dấy lên mối lo ngại cho ngành tôm của Ecuador, nhưng các nhà chức trách tin rằng ngành này vẫn có vị thế cạnh tranh mạnh mẽ so với các đối thủ toàn cầu.
(vasep.com.vn) Thái Lan và Indonesia đang tìm cách xoa dịu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump với hy vọng giảm mức thuế quan trả đũa áp dụng đối với họ - lần lượt là 36% và 32%.
(vasep.com.vn) Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia (NRA), đại diện cho các công ty cùng nhau điều hành hơn một triệu nhà hàng và cửa hàng dịch vụ thực phẩm tại Hoa Kỳ, đã ra tuyên bố lên án thuế quan của Trump.
(vasep.com.vn) Ngày 9/4/2025, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp mức thuế tổng hợp 104% lên hàng hóa Trung Quốc, gồm nhiều đợt tăng dồn dập: 10%, 10%, 34% và cuối cùng là 50%. Trong đó, hàng hải sản tiếp tục là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Động thái này nằm trong chuỗi hành động trả đũa lẫn nhau giữa Washington và Bắc Kinh, đánh dấu một bước leo thang mới trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
(vasep.com.vn) Các nhà cung cấp tôm từ Ấn Độ và Đông Nam Á đang hoãn giao hàng sang Mỹ do mức thuế 10% đầu tiên của chính quyền Tổng thống Trump có hiệu lực từ ngày 5/4, và thuế tăng mạnh hơn từ 9/4. Họ tìm cách thương lượng lại giá để chia sẻ chi phí. Mức thuế nhập khẩu tôm có thể lên tới 74,6% với Việt Nam, do cộng thêm thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng, khiến ngành tôm châu Á phản ứng thận trọng và linh hoạt theo từng thị trường.
(vasep.com.vn) Theo phân tích từ ngân hàng Rabobank của Hà Lan, tình trạng giá bột cá và dầu cá tăng mạnh khiến ngành thức ăn thủy sản lao đao vào năm 2022 và 2023 có thể diễn ra thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn đáng báo động.
(vasep.com.vn) Chính quyền Panama đã tịch thu 06 tàu đánh cá dài vào ngày 20/1 vì đánh bắt trái phép tại vùng biển được bảo vệ. Họ cũng mở cuộc điều tra đối với 10 tàu khác mà dữ liệu giám sát cho thấy dường như đã đánh bắt cá trong khu vực nhưng đã rời đi khi chính quyền đến.
(vasep.com.vn) Bên cạnh cá tra - sản phẩm cá thịt trắng XK chủ lực, Việt Nam cũng là quốc gia XK cá rô phi, tuy nhiên, sản lượng và giá trị XK còn khá “khiêm tốn”. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn là nhà sản xuất, người tiêu dùng và nhà XK lớn nhất, sản lượng tăng nhẹ và XK thay đổi ít. Indonesia và Brazil dẫn đầu về lượng sản lượng và mức tiêu thụ tăng vì cả hai nước đều có thị trường nội địa mạnh cũng như khối lượng XK đáng kể. Sự lớn mạnh của các đối thủ như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Ai Cập, Brazil, Colombia, Honduras luôn là rào cản có sức nặng đối với cá rô phi Việt Nam.
Nghiên cứu thêm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp căn cứ các kết quả đàm phán, bao gồm việc nghiên cứu chính sách thuế, phí, lệ phí, giảm lãi suất.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn