Mỹ du ký (Bài 2) - Mang trống chiêng ra xứ người

TS. Hồ Quốc Lực 09:13 25/03/2025 Kim Thu
Có lần, tôi dự hội chợ Brussel. Ở đó, bất ngờ lớn là trong sảnh chuyên về thiết bị, tôi thấy có gian hàng của VINH QUANG chào bán các thiết bị cấp đông của DN này. Trong sự phong phú và phức tạp của hoạt động sản xuất kinh doanh, không có điều gì là không thể.

Nhưng khi thấy gian hàng thiết bị VINH QUANG trong không gian sảnh hội chợ đầy những thiết bị tiên tiến của các nhà cung ứng nổi tiếng thế giới, tôi không thấy gian hàng này nhỏ bé, tôi thấy dâng lên niềm vui và chút tự hào cho DN Việt, không tự ti mà hết sức tự tin. Tự tin mới dám hạ sơn tranh tài với các bậc tiền bối, cao nhân toàn thế giới!

Thực ra ngành công nghiệp phụ trợ nước ta phát triển khá tốt, thậm chí rất tốt, song hành với ngành hàng mà ngành công nghiệp này phụ trợ. Cả hai sống nương tựa lẫn nhau và cùng tạo ra cơ hội nâng tầm cho cả hai bên. Ngành chế biến thủy sản từng song hành nhiều DN phụ trợ lâu đời như Năm Dũng và sau đó là hàng loạt DN có sản phẩm phụ trợ tương đồng.

Không dừng lại ở dụng cụ, thiết bị, các DN phụ trợ này nâng tầm, phụ trợ hệ thống thiết bị cấp đông các loại và các máy móc theo nhu cầu của các DN chế biến. Có những máy móc, thiết bị là phiên bản nước ngoài nhưng được cải tiến phù hợp điều kiện nước ta. Hơn nữa giá cả rất mềm, góp phần khuyến khích các DN chế biến đầu tư để tăng năng suất và cải tiến mẫu mã sản phẩm…, tăng sức cạnh tranh một cách rõ nét.

Thậm chí gần đây, có những thiết bị nước ngoài không có, nhưng DN phụ trợ làm được như thiết bị duỗi tôm. Thiết bị này từng bước được cải tiến và hiện nay có phiên bản hết sức hữu hiệu, làm tăng năng suất chế biến rất tốt. Đi đầu cho sự khai khá này phải kể công của Năm Dũng, và Anh Phát, rất tiếc là xuất hiện hơi chậm...

Cũng phải nói cho tận nguồn câu chuyện, chục năm qua các DN phụ trợ này đã xuất khẩu hàng ngàn bộ thiết bị cấp đông rời, chủ yếu tới Ấn Độ và một số nước khác. Ngoài ra còn xuất khẩu các thiết bị chế biến khác, điển hình như máy phân cỡ…

Tương tự như ngành thủy sản, các DN phụ trợ chế biến hạt điều cũng đã xuất khẩu rất nhiều bộ thiết bị chế biến hạt điều tới các DN châu Phi. Kể công, các DN phụ trợ này để ngành chế biến thủy sản và chế biến hạt điều vươn tầm cao thế giới, tăng sức cạnh tranh mạnh mẽ. Nói cách khác ngành công nghiệp phụ trợ đã có góp công để ngành chế biến thủy sản, hạt điều có diện mạo đẹp đẽ như hiện nay.

Ở một góc nhìn khác, có người kể tội các ngành công nghiệp phụ trợ đã gây mối nguy khi cung ứng các máy móc, thiết bị cho các DN đối thủ của DN Việt. Nếu chúng ta có cái nhìn rộng hơn sẽ thấy câu chuyện không có gì ồn ào. Việc tiêu thụ như vậy, các DN phụ trợ sẽ có cơ hội nhận thêm sự góp ý từ khách hàng, sẽ có thêm những phiên bản thiết bị mới với tính năng tốt hơn. Và chính từ áp lực này cũng khiến cho DN Việt có thêm động lực để không chủ quan, vươn tới đạt tầm cao hơn trong hoạt động của mình.

Tôi dài dòng câu chuyện trên bởi trong hai ngày lang thang trong hội chợ, chợt thấy được gian hàng của Anh Phát, khiêm tốn trong không gian rộng lớn nhưng sau khi tìm hiểu mới thấy sức mạnh âm thầm lan tỏa phía sau. Nhìn một bàn các profile trên bàn và video giới thiệu,  Anh Phát trình làng các máy móc thiết bị gồm máy phân cỡ thông minh, hệ thống máy cấp đông rời, thiết bị hấp, thiết bị tách da cá, thiết bị xông CO cho cá rô phi phi lê. Gian hàng nhỏ nhưng khách lại nhiều, đôi lúc tiếp khách đứng phía ngoài để cùng lúc có thể trao đổi với nhóm năm bảy khách. Bất ngờ khách tới khá phong phú; từ Ecuador, Mexico, Ấn Độ, Dominica, Ethiopia, Indonesia…

Nhóm chúng tôi tốn khá nhiều lượt qua lại gian hàng này để tận mục sở thị hoạt động ở đây. Trần Thiện Hải, Trương Đình Hòe cảm thấy vui lây. Ngay tối đầu tiên đã cùng Nguyễn Ngọc Thanh ở Hải Việt, Vũng Tàu chiêu đãi nồng ấm chủ gian hàng Anh Phát. Hôm sau, khoảng trưa, chúng tôi lại tới gian hàng cũng với mục đích nêu trên. Anh chàng trông coi gian hàng trả lời là: “Hổng biết ai giết ổng đêm qua, giờ này chưa thức nổi!”, khi chúng tôi hỏi chủ nhà đi đâu vắng.

Đem chuông đi đánh xứ người, chúng tôi, các DN chế biến coi đây là chuyện đã thường tình. Nhưng với một DN công nghiệp phụ trợ làm điều này, rất lẻ loi, thì chúng ta cũng nên có sự khích lệ, ngợi khen một tiếng. Dù kết quả còn ở phía trước.

TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN

hoi cho quoc te thuy san boston

TIN MỚI CẬP NHẬT

Phong trào 'Mua hàng Canada' phát triển mạnh mẽ, gây thiệt hại cho các công ty Hoa Kỳ

 |  15:02 09/04/2025

(vasep.com.vn) Sự tức giận của người Canada về cách đối xử mà họ nhận được từ tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã biểu hiện thành phong trào “Mua hàng Canada” đang gây tổn hại đến doanh số bán hàng hóa của Hoa Kỳ.

Ngành tôm của Ecuador giữ vững vị thế cạnh tranh trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu

 |  15:01 09/04/2025

(vasep.com.vn) Thông báo gần đây về mức thuế quan mới của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã làm dấy lên mối lo ngại cho ngành tôm của Ecuador, nhưng các nhà chức trách tin rằng ngành này vẫn có vị thế cạnh tranh mạnh mẽ so với các đối thủ toàn cầu.

Các nước xuất khẩu hải sản Châu Á có động thái xoa dịu chính quyền Trump

 |  14:53 09/04/2025

(vasep.com.vn) Thái Lan và Indonesia đang tìm cách xoa dịu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump với hy vọng giảm mức thuế quan trả đũa áp dụng đối với họ - lần lượt là 36% và 32%.

Mỹ: Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia chỉ trích thuế quan của Trump

 |  14:50 09/04/2025

(vasep.com.vn) Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia (NRA), đại diện cho các công ty cùng nhau điều hành hơn một triệu nhà hàng và cửa hàng dịch vụ thực phẩm tại Hoa Kỳ, đã ra tuyên bố lên án thuế quan của Trump.

Thuế quan 104% của Trump – Đòn mạnh vào Trung Quốc, nhưng ai thực sự bị tổn thương?

 |  10:51 09/04/2025

(vasep.com.vn) Ngày 9/4/2025, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp mức thuế tổng hợp 104% lên hàng hóa Trung Quốc, gồm nhiều đợt tăng dồn dập: 10%, 10%, 34% và cuối cùng là 50%. Trong đó, hàng hải sản tiếp tục là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Động thái này nằm trong chuỗi hành động trả đũa lẫn nhau giữa Washington và Bắc Kinh, đánh dấu một bước leo thang mới trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.

Các nhà cung cấp tôm châu Á hoãn giao hàng sang Mỹ khi mức thuế 10% đầu tiên có hiệu lực

 |  10:45 09/04/2025

(vasep.com.vn) Các nhà cung cấp tôm từ Ấn Độ và Đông Nam Á đang hoãn giao hàng sang Mỹ do mức thuế 10% đầu tiên của chính quyền Tổng thống Trump có hiệu lực từ ngày 5/4, và thuế tăng mạnh hơn từ 9/4. Họ tìm cách thương lượng lại giá để chia sẻ chi phí. Mức thuế nhập khẩu tôm có thể lên tới 74,6% với Việt Nam, do cộng thêm thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng, khiến ngành tôm châu Á phản ứng thận trọng và linh hoạt theo từng thị trường.

Tình trạng thiếu bột cá toàn cầu sẽ diễn ra trong vòng chưa đầy một thập kỷ nữa

 |  09:05 09/04/2025

(vasep.com.vn) Theo phân tích từ ngân hàng Rabobank của Hà Lan, tình trạng giá bột cá và dầu cá tăng mạnh khiến ngành thức ăn thủy sản lao đao vào năm 2022 và 2023 có thể diễn ra thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn đáng báo động.

Panama truy quét đánh bắt bất hợp pháp ở vùng biển Thái Bình Dương được bảo vệ

 |  08:33 09/04/2025

(vasep.com.vn) Chính quyền Panama đã tịch thu 06 tàu đánh cá dài vào ngày 20/1 vì đánh bắt trái phép tại vùng biển được bảo vệ. Họ cũng mở cuộc điều tra đối với 10 tàu khác mà dữ liệu giám sát cho thấy dường như đã đánh bắt cá trong khu vực nhưng đã rời đi khi chính quyền đến.

Các nước xuất khẩu cá rô phi cạnh tranh với Việt Nam

 |  08:30 09/04/2025

(vasep.com.vn) Bên cạnh cá tra - sản phẩm cá thịt trắng XK chủ lực, Việt Nam cũng là quốc gia XK cá rô phi, tuy nhiên, sản lượng và giá trị XK còn khá “khiêm tốn”. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn là nhà sản xuất, người tiêu dùng và nhà XK lớn nhất, sản lượng tăng nhẹ và XK thay đổi ít. Indonesia và Brazil dẫn đầu về lượng sản lượng và mức tiêu thụ tăng vì cả hai nước đều có thị trường nội địa mạnh cũng như khối lượng XK đáng kể. Sự lớn mạnh của các đối thủ như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Ai Cập, Brazil, Colombia, Honduras luôn là rào cản có sức nặng đối với cá rô phi Việt Nam.

Thủ tướng: Ứng phó thuế đối ứng, chuẩn bị chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

 |  22:53 08/04/2025

Nghiên cứu thêm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp căn cứ các kết quả đàm phán, bao gồm việc nghiên cứu chính sách thuế, phí, lệ phí, giảm lãi suất.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC