Gần một năm lo các thủ tục giấy tờ, ông Trần Văn Bảo, Giám đốc HTX thủy sản Thắng Lợi, huyện Vân Đồn mới hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép nuôi biển gửi các cơ quan chuyên môn.
Ông Bảo chia sẻ, người dân mong mỏi có quy trình cụ thể, dễ hiểu, dễ làm để sớm được làm chủ diện tích nuôi trồng thủy sản trên biển: “Người dân thì mong mỏi nhiều năm nay, có diện tích được cấp phép để người dân yên tâm đầu tư sản xuất. Chúng tôi làm cho đến giờ mới biết rằng có 6 bước, đầu tiên phải là thành lập doanh nghiệp HTX, bước thứ 2 phải có tờ trình, bước thứ 3 thuyết minh, bước thứ 4 là đánh giá tác động môi trường, bước thứ 5 là cấp phép, bước thứ 6 là giao biển. Ngay từ thuyết minh đã là cả một vấn đề rồi, chúng tôi không hiểu về luật,cơ quan chức năng cần có hướng dẫn cụ thể”
Trong năm 2024, các địa phương ven biển như Quảng Yên, Cẩm Phả, Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà đã giao mặt biển cho ngư dân nuôi trồng thủy sản trong phạm vi 3 hải lý với diện tích gần 300ha.
Quảng Ninh đã quy hoạch khu vực biển NTTS với diện tích hơn 45.000ha, dù vậy tiến độ cấp phép cho các hộ nuôi khá chậm. Khó khăn của HTX, doanh nghiệp gặp phải là việc lập sơ đồ khu vực biển, phê duyệt thuyết minh dự án, đặc biệt là hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường. Một trong những nguyên nhân chủ quan khác là do đa số chủ doanh nghiệp HTX đều là ngư dân, có những hạn chế nhất định về trình độ khiến việc thực hiện các thủ tục mất nhiều thời gian.
Ông Hà Văn Ninh, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Vân Đồn đề xuất: “Những danh mục trong thuyết minh chưa đầy đủ thì chúng ta bổ sung thêm những gạch đầu dòng cho doanh nghiệp làm, để khi chúng ta thẩm định sẽ đảm bảo. Thứ 2, phải ra một thông báo trình tự thủ tục giao khu vực biển cấp tỉnh, ví dụ: một là sơ đồ trích lục xã, huyện phải ký và doanh nghiệp đến đây để làm; thứ hai là hồ sơ lập dự án đơn vị nào tiếp nhận, bao nhiêu ngày để ra một quy chuẩn và dự án nào đánh giá tác động môi trường, dự án nào không đánh giá tác động môt trường để người dân biết thực hiện”.
Trong năm 2024, các địa phương ven biển như Quảng Yên, Cẩm Phả, Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà đã có nhiều giải pháp hỗ trợ, giao mặt biển cho ngư dân nuôi trồng thủy sản trong phạm vi 3 hải lý với diện tích gần 300ha; tạm bàn giao ranh giới khu vực biển để khôi phục sản xuất sau bão số 3 trên diện tích gần 8.600ha. Tuy nhiên, các vướng mắc nằm ở phạm vi diện tích ngoài 3 hải lý với nhiều quy định chặt chẽ.
Các địa phương, sở ngành của Quảng Ninh đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp, HTX để thúc đẩy quá trình cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển
Ông Phan Thanh Nghị, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Theo Nghị định 05/2025/NĐ-CP ngày 6/1/2025 về tháo gỡ, với những đối tượng nuôi trồng thủy sản không sử dụng thức ăn và được xác định là nuôi quảng canh thì chúng ta không phải thực hiện thủ tục phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, quay ngược lại, đây là điều kiện đầu vào để cấp phép NTTS. Vậy giấy cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện như thế nào, trách nhiệm của Sở sẽ phải xin ý kiến của cơ quan cấp trên để có hướng dẫn cụ thể trong cấp phép NTTS.”
Tỉnh Quảng Ninh phấn đấu trong tháng 3/2025 sẽ hỗ trợ, cấp phép NTTS cho ít nhất 70% các hồ sơ hoàn thiện và hoàn thành đánh giá tác động môi trường cho 100% doanh nghiệp, hợp tác xã đã hoàn thành thủ tục. Việc đề rõ tiến độ sẽ giúp các cơ quan chức năng kiểm soát kế hoạch giao khu vực nuôi biển, kịp thời tháo gỡ vướng mắc cho ngư dân, hoàn thành bước pháp lý quan trọng để Quảng Ninh hình thành vùng chuyên canh sản xuất thủy sản, hướng tới xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường lớn.
Khảo sát việc nuôi biển của các HTX ở huyện Vân Đồn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu: “Quảng Ninh phải chủ động hơn, phải hình thành các liên minh, các doanh nghiệp mua, chế biến có trách nhiệm. Và khi quy mô cam kết của các khu vực sản xuất nuôi trồng được kết nối với thị trường, từ khâu nuôi tới khâu tiêu thụ, trong đó, khâu bảo quản, chế biến sâu thì Nhà nước phải quan tâm, để tự phát thì được mùa mất giá, được giá thì không có hàng mà bán. Cả một chuỗi từ sản xuất đến kinh doanh cần được thực hiện bài bản".
Quảng Ninh đã quy hoạch khu vực biển NTTS với diện tích hơn 45.000ha để giao cho các doanh nghiệp, HTX và người dân nuôi trồng thủy sản
Nhận diện những khó khăn sẽ giúp Quảng Ninh xây dựng các quy trình hành chính theo hướng đơn giản, minh bạch, giúp các HTX, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận chính sách và sớm hoàn thiện hồ sơ xin giao diện tích mặt biển. Đây là yếu tố then chốt để thúc đẩy ngành nuôi biển Quảng Ninh phát triển bền vững, là nhiệm vụ trọng tâm của ngành nông nghiệp Quảng Ninh trong năm 2025, góp phần cùng địa phương đạt các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra.
Theo VOV
(vasep.com.vn) Người đứng đầu hiệp hội ngành thủy sản lớn nhất Trung Quốc cho biết Trung Quốc sẽ không miễn thuế nhập khẩu bột cá và tôm giống từ Hoa Kỳ khỏi mức thuế 34%.
(vasep.com.vn) Tổng thống Donald Trump áp mức thuế 10% với hầu hết hàng nhập khẩu, bao gồm cả hải sản, khiến giá hải sản tại Mỹ có thể tăng mạnh. Các nước bị ảnh hưởng gồm Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia... Trong khi đó, các nước như Canada và Mexico được miễn phần lớn.
(vasep.com.vn) Quốc gia này đặt mục tiêu trở thành mô hình hợp tác liên ngành toàn cầu về các vấn đề lao động và an toàn
(vasep.com.vn) Brazil là thị trường đầy tiềm năng cho thủy sản Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 130 triệu USD năm 2024, chủ yếu từ cá tra. Nhu cầu tiêu thụ cao, nguồn cung nội địa thiếu hụt, cùng chính sách nới lỏng tiêu chuẩn nhập khẩu mở ra cơ hội lớn. Việt Nam có thể tận dụng giá cạnh tranh, hợp tác thương mại song phương, và đàm phán MERCOSUR để tăng thị phần.
(vasep.com.vn) Tổ chức Dầu cá, bột cá thế giới (IFFO) có trụ sở tại London, Vương quốc Anh đã công bố báo cáo về sự khởi đầu mạnh mẽ cho sản xuất bột cá và dầu cá toàn cầu vào năm 2025.
(vasep.com.vn) Ngành surimi Malaysia đang phát triển ở mức vừa phải, phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu sang châu Á. Hoạt động sản xuất tập trung tại các bang ven biển như Johor, Penang, Sabah và Sarawak.
(vasep.com.vn) Các nhà chế biến tôm của Ecuador đang tìm cách đa dạng hóa hoạt động bán hàng từ Trung Quốc sang châu Âu và Hoa Kỳ vì mức giá mà người mua tại thị trường chính của họ sẵn sàng trả hiện quá gần với chi phí nguyên liệu thô hiện tại.
(vasep.com.vn) Triển lãm Thủy sản Toàn cầu lần thứ 31, diễn ra từ ngày 6-8/5/2025 tại Fira de Barcelona ở Barcelona, Tây Ban Nha, sẽ có chương trình hội nghị thu hút hơn 80 chuyên gia trong ngành thủy sản để chủ trì hơn 20 phiên họp.
Phát triển thủy sản bền vững theo hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong định hướng phát triển ngành thủy sản giai đoạn hiện nay. Mặc dù vậy quá trình này vẫn còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, đặc biệt ở các địa phương.
Ngày 9.4.2025, Công ty cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu tổ chức Lễ Khánh thành nhà máy chế biến xuất khẩu HappyFood Vietnam tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Đây là nhà máy sản xuất tôm hoạt động với công suất 15.000 tấn tôm/năm.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn