Khoảng 2 – 3 giờ chiều, có mặt tại khu vực Cảng cá Phú Hải (phường Phú Hài – TP. Phan Thiết), chúng tôi ghi nhận nhiều tàu thuyền của bà con ngư dân đang tấp nập ra vào. Trên khoang tàu chở đầy các bao tải lớn chứa sò lông các loại vừa đánh bắt được ở ngoài khơi, đưa vào bến để bán cho thương lái vận chuyển đi các tỉnh, thành tiêu thụ. Nhiều thanh niên đang đợi sẵn trên bến, đợi tàu cập vào sẽ vác sò lông từ dưới tàu lên các xe đông lạnh đợi sẵn. Nhiều thương lái thu mua chở về Chí Công phân loại, từ đó đóng vào bao tải, ướp đá lạnh... rồi đưa đi tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành.
Theo các ngư dân hành nghề lặn, qua tháng giêng trời bắt đầu êm, nước trong nên các thợ lặn vào mùa khai thác. Hơn 2 tuần nay, mỗi ngày các ngư dân đều lặn được từ 1,5 – 2 tạ sò lông, có người lặn giỏi kiếm được gần 3 tạ sò. Ngư dân Nguyễn Hùng Cường – xã Chí Công cho biết: “Các tàu hành nghề lặn đi từ 3 giờ sáng đến chiều vào. Tuần trước sò lông có giá 15.000 đồng/kg, tuần này hàng trăm tàu thuyền ở Tuy Phong, Phan Thiết tập trung đi lặn nhiều, số lượng sò lông lên bến hàng trăm tấn mỗi ngày nên nay sò chỉ có giá 10.000 – 12.000 đồng/kg. Với giá này, ngư dân đi lặn cũng kiếm vài triệu đồng/mỗi ngày, rất phấn khởi”. Theo những ngư dân này, năm nay sò lông sinh sản nhiều, tập trung ở khu vực Tuy Phong, Hòn Rơm – Mũi Né – Phan Thiết và La Gi. Tranh thủ thời tiết đang thuận lợi, nguồn sò lông dồi dào, nên các ngư dân hành nghề lặn bám biển mỗi ngày.
Nhiều tàu thuyền của bà con ngư dân đang cập bến bốc sò lên bờ.
Nguồn sò lông dồi dào, nên các ngư dân hành nghề lặn bám biển mỗi ngày.
Tương tự tại bãi sò Chí Công, nơi có hàng trăm tàu thuyền chuyên hành nghề lặn hải sản cũng nhộn nhịp, náo nhiệt không kém. Những ngày qua, khu vực này cũng tấp nập lượng sò được tập kết về rất nhiều. Sau khi được thương lái thu mua, chị em phụ nữ địa phương sẽ được thuê phân loại sò tại chỗ, sau đó sẽ đóng bao và vận chuyển đến các mối lái sẵn có hoặc các nhà hàng, quán ăn trong và ngoài tỉnh. Việc đánh bắt được lượng lớn sò lông vừa mang lại nguồn thu nhập cho bà con ngư dân trực tiếp đi biển, vừa tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Tuy nhiên, từ năm 2024 ở vùng biển Chí Công đến Bình Thạnh (huyện Tuy Phong) xảy ra tình trạng người dân tự ý thả cội chà khoanh nuôi sò lông tự phát, dẫn đến tranh chấp ngư trường giữa ngư dân hành nghề lặn và các hộ tự chiếm giữ thả lồng bè nuôi sò. Do đó, đa số ngư dân nơi đây phải vào Phan Thiết và La Gi hành nghề, tránh xung đột và xảy ra sự cố ngoài ý muốn.
Theo ngành chức năng, vùng biển khu vực xã Chí Công đến xã Bình Thạnh có hơn 100 cụm nuôi sò lông, sò dương tự phát. Họ cử người canh giữ, không cho ngư dân khai thác khu vực này. Trước tình hình trên, Phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Bình Thuận và Công an huyện Tuy Phong đã chỉ đạo các lực lượng liên quan làm việc, vận động nhiều trường hợp tự tháo dỡ khoảng 80 cội, chà. Đang cao điểm vào mùa lặn của các ngư dân, do đó ngành chức năng cần tiếp tục phối hợp các sở, ngành liên quan nắm tình hình, giải quyết dứt điểm các cội chà, bè nuôi trái phép, đảm bảo tình hình an ninh trật tự địa phương. Đồng thời, rà soát tham mưu triển khai hoàn thiện các quy hoạch, đề án nuôi biển, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Ngành chức năng cần tiếp tục phối hợp các sở, ngành liên quan nắm tình hình, giải quyết dứt điểm các cội chà, bè nuôi trái phép.
Được biết, cuối năm 2023, Bình Thuận cũng rộ lên tình trạng nhiều tàu thuyền nghề lặn trong tỉnh đã khai thác sò lông non với số lượng lớn để bán cho thương lái làm thức ăn cho tôm hùm. Bên cạnh đó, nhiều ngư dân còn khai thác sò lông non đang trong thời kỳ sinh trưởng bán cho một số doanh nghiệp thu mua để bán ra các tỉnh miền Trung như Khánh Hòa, Phú Yên. Để kịp thời ngăn chặn hành vi khai thác, tiêu thụ sò lông non, Sở Nông nghiệp và PTNT cũng như các lực lượng chức năng đã quyết liệt kiểm tra điều kiện hành nghề của tàu cá hoạt động nghề lặn; không cho phép xuất bến nếu không đảm bảo điều kiện hành nghề và xử lý nghiêm các vi phạm. Điều động tàu kiểm ngư kiểm tra thường xuyên các khu vực bãi sò lông để ngăn chặn kịp thời hành vi khai thác sò lông non, hủy diệt nguồn lợi thủy sản.
Thời điểm ấy, các địa phương vùng biển cũng tăng cường kiểm tra hoạt động khai thác, tập kết, tiêu thụ sò lông non tại các bến, bãi ngang trên địa bàn để tuyên truyền ngư dân không khai thác sò lông non, tận diệt nguồn lợi thủy sản, gây thiệt hại kinh tế và sinh kế lâu dài của ngư dân. Đồng thời, chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với cơ quan chuyên ngành thủy sản nắm tình hình, làm việc các cơ sở thu mua sò lông non để tuyên truyền và yêu cầu dừng ngay việc mua sò lông non.
Nhờ vậy, sau một thời gian không khai thác, đến thời điểm này, bà con ngư dân mới tận thu được nguồn lợi sò lông trong tự nhiên dồi dào, giúp tăng thu nhập cho bản thân, đồng thời chung tay bảo vệ nguồn lợi thủy sản có giá trị kinh tế cao của vùng biển tỉnh Bình Thuận.
Theo báo Bình Thuận
(vasep.com.vn) Hầu hết chủ nhà hàng ở Hoa Kỳ là các doanh nghiệp nhỏ và hoạt động với biên lợi nhuận nhỏ. Do đó, ngành nhà hàng có tỷ lệ thất bại cao nhất trong bất kỳ ngành nào ở Hoa Kỳ.
(vasep.com.vn) Trong bối cảnh thị trường cá thịt trắng biến động mạnh, trong tuần 14 (31/3 – 6/4/2025), giá cá tuyết cod và cá tuyết haddock Đại Tây Dương Na Uy đông lạnh, bỏ đầu và moi ruột (H&G) xuất khẩu sang Trung Quốc tăng lên mức kỷ lục mới.
(vasep.com.vn) Tổ chức bảo tồn Blue Marine Foundation sẽ kháng cáo phán quyết của Tòa án Tối cao Vương quốc Anh, sau khi tòa bác bỏ thách thức của họ đối với hệ thống phân bổ hạn ngạch đánh bắt cá của chính phủ Anh. Tổ chức này cho rằng hệ thống hiện tại dẫn đến sự suy giảm của các quần thể cá và ảnh hưởng tiêu cực đến các cộng đồng ven biển.
(vasep.com.vn) Bộ Thủy sản và Nuôi trồng thủy sản cùng Ủy ban Nghề cá đã đình chỉ giấy phép đánh bắt của 4 tàu lưới kéo công nghiệp hoạt động trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Ghana vì liên tục vi phạm Đạo luật và Quy định về nghề cá, bao gồm chuyển tải trái phép, đổ cá và thu hoạch cá con.
Ngày 11.4.2025, Cholimex Food đã khánh thành và chính thức vận hành nhà máy thứ 2 tại tỉnh Long An sau khi hoàn tất giai đoạn 2 của dự án.
Chiều 12-4, Chi cục Thuỷ sản (Sở NN-MT tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, Trung tâm Quan trắc Môi trường và Bệnh thủy sản miền Bắc (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) vừa có văn bản số 47/TTQT về việc cảnh báo loài sâu biển (rết biển) xuất hiện gây hại vùng nuôi nhuyễn thể.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT) đã đề nghị các đơn vị và địa phương bước vào giai đoạn nước rút để gỡ được "thẻ vàng" IUU vào quý 4-2025.
(vasep.com.vn) Một nghiên cứu gần đây về sở thích mua sắm của người tiêu dùng Trung Quốc cho thấy phần lớn người mua hải sản ở nước này sẵn sàng trả thêm tiền cho các sản phẩm được chứng nhận bởi các bên kiểm toán thứ ba có thẩm quyền.
(vasep.com.vn) Nghề đánh bắt tôm đỏ (Pleoticus muelleri) của Argentina đã đạt được chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) sau một thập kỷ nỗ lực cải tiến, trở thành nghề đánh bắt tôm ven biển đầu tiên ở Argentina đạt được chứng nhận về tính bền vững được công nhận trên toàn cầu.
(vasep.com.vn) Một trung tâm nghiên cứu nuôi trồng thủy sản do Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) có trụ sở tại Tigbauan, Philippines điều hành đang tiến hành một nghiên cứu có thể giúp phát triển một loại thức ăn tự nhiên và tiết kiệm chi phí cho cá chim trắng vây vàng (snubnose pompano).
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn