Theo thông tin, sầu riêng có sản lượng trên một triệu tấn, diện tích gieo trồng khoảng 150.000 hecta, tập trung ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên; 10 tháng đầu năm đạt kim ngạch xuất khẩu 3,4 tỷ USD, góp phần chủ yếu để đưa kim ngạch xuất khẩu củ quả cùng kỳ đạt trên 6 tỷ USD. Dự báo năm nay sản lượng sầu riêng khoảng 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD.
Theo thông tin, sản lượng tôm ta cũng vượt trên một triệu tấn, trên diện tích nuôi khoảng 700.000 hecta, tập trung ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long; 10 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu đạt 3,2 triệu USD và kế hoạch năm 2024 là 4 tỷ USD.
Điểm trùng hợp, quý cuối năm, sầu riêng đã hết vụ, chỉ còn một số diện tích không lớn có vụ trái mùa. Con tôm cũng vậy, quý 4 năm nay so mọi năm, nguồn cung tôm thương phẩm ít hơn do tình hình nuôi tôm đang gặp nhiều bất lợi.
Sầu riêng ta đã xuất khẩu tới 22 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, thị trường lớn nhất của sầu riêng là Trung Quốc, chiếm hơn 90%. Đối thủ lớn nhất của sầu riêng Việt là Thái Lan, Malaysia, Myanmar…, chỉ là các nước Đông Nam Á. Con tôm ta đã bơi tới tất cả thị trường lớn trên thế giới, đối thủ tôm ta là tôm châu Á, tôm Trung Mỹ…
Kim ngạch sầu riêng đạt chỉ vài trăm triệu đô la/năm. Từ tháng 7/2022 thị trường Trung Quốc chính thức mở cửa cho loại trái này, kim ngạch xuất khẩu đã tăng mạnh mẽ, đạt con số tỷ đô la. Năm 2023 tăng lên 2,3 tỷ USD. Như vậy trong hai năm qua tốc độ tăng xuất khẩu sầu riêng tăng bằng lần! Con tôm cũng có giai đoạn tăng tốc nhưng nhìn theo chiều dài, tốc độ tăng trưởng chỉ 5-7% mỗi năm. Cụ thể năm 1978 kim ngạch xuất khẩu tôm xoay quanh 5 triệu USD. Con số này tăng lên 1 tỷ USD năm 2003, 2 tỷ USD năm 2010, 3 tỷ USD năm 2013, hơn 4 tỷ USD năm 2022. Như vậy, cơ bản trên 30 năm con tôm mới đạt mốc 4 tỷ USD, sầu riêng tăng tốc trong vòng vài năm là đạt. Từ những con số trên cho ta cái nhìn gì, cách gì để học hỏi ưu thế của nhau?
+ Con tôm đã đạt trình độ chế biến sâu, ngưỡng cao thế giới, thu về không ít giá trị gia tăng, có nguồn chia sẻ người nuôi tôm. Sầu riêng, chủ yếu xuất tươi. Lâu dài cần coi trọng nghiên cứu chế biến sản phẩm có thể lưu trữ lâu và gía trị cao hơn. Đây là tiến trình cần nhiều thời gian và bên tham gia có tài chính tốt cũng như nhân lực có chiều sâu.
+ Con tôm có thị phần cân đối ở tất cả thị trường lớn. Khi gia tăng chế biến, sầu riêng có cơ hội tham gia thêm nhiều thị trường, giảm lệ thuộc thị trường lớn, nhằm giảm rủi ro.
+ Tồn đọng của con tôm cũng là bài học tốt cho sầu riêng. Lớn nhất, đó là sớm có chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm. Đó là kiểm soát tốt nhất vùng trồng nhằm giảm thiểu rủi ro về dư lượng quá mức cho phép. Đó là có quy chuẩn ngày càng chặt chẽ các tổ chức tham gia chuỗi giá trị sầu riêng để hạn chế phần nào các cá nhân, tổ chức vì quyền lợi riêng làm ảnh hưởng không tốt thành quả chung. Và cuối cùng là cung cách thanh toán sao hạn chế rủi ro…
Trong bối cảnh năm nay đầy khó khăn cho hầu hết ngành kinh tế, nhưng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lại có kết quả tích cực, đi đầu là trái sầu riêng. Tính ra trên cùng diện tích đất, sầu riêng cho giá trị của cải cao gấp nhiều lần so con tôm. Rõ ràng điều này ít nhiều là sự động viên, là nguồn cảm hứng cho các bên tham gia chuỗi giá trị sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Thật ra, con tôm ta đang có những tồn đọng quá lớn, xoay quanh giá thành cao, khó cạnh tranh, khó giữ vững thị phần nếu không sớm cải thiện… Và năm 2024 sầu riêng phơi phới hoàn thành kế hoạch ở tháng thứ 10, còn con tôm ta sẽ rất vất vả về đích. Nhìn sầu riêng thăng hoa, con tôm ta chắc ít nhiều bùi ngùi và đang có một mối sầu riêng!
TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN
(vasep.com.vn) Kibun Foods, nhà sản xuất các sản phẩm từ surimi lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, công bố rằng họ sẽ sáp nhập hai công ty con vào hoạt động cốt lõi của mình như một phần của chiến lược rộng lớn hơn nhằm hợp lý hóa hoạt động kinh doanh trong nước.
(vasep.com.vn) Giá cá tuyết cod Đại Tây Dương và cá tuyết chấm đen (haddock) đông lạnh bỏ đầu và ruột (H&G) liên tục ở mức cao đang khiến người mua và các nhà chế biến Trung Quốc lo lắng.
(vasep.com.vn) Mặc dù ngành cá tra chiếm thị phần lớn nhất thế giới về kim ngạch XK và đứng trước các cơ hội thâm nhập thị trường mới, tuy nhiên vẫn tồn tại những thách thức làm giảm tốc độ bứt phá của toàn ngành.
Tận dụng phụ phẩm trong ngành tôm mở ra cơ hội giúp doanh nghiệp thu về hàng tỷ USD.
Bà Tô Thị Tường Lan, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỉ USD, song ngành này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm tới.
Tình hình này, tôm nguyên liệu sẽ còn thiếu hụt đến hết quý 1 năm sau. Trong khoảng thời gian này, các DN chế biến đứng trước thách thức lớn, bởi phải mua tôm nguyên liệu giá cao nhưng giá tôm thành phẩm tiêu thụ phải cạnh tranh gay gắt với tôm giá rẻ hơn từ nhiều nước, dẫn đến giảm sụt hiệu quả sản xuất kinh doanh.
(vasep.com.vn) Các nhà chế biến tôm Ấn Độ đang đầu tư vào các cơ sở mới và nâng cấp công nghệ bất chấp áp lực từ sự cạnh tranh của Ecuador và nhu cầu yếu ở các thị trường truyền thống.
(vasep.com.vn) Sau khi thu thập phản hồi từ hơn 7.000 bên liên quan, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã xây dựng một kế hoạch hành động tập trung vào việc chống lại hoạt động đánh bắt bất hợp pháp và tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc hải sản.
(vasep.com.vn) Ngày 25/11/2024, Cục Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã có Công văn 2437/TS-KTTS về việc tổ chức thực hiện cấp giấy SC, giấy CC.
(vasep.com.vn) Ngày 12/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 218/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn