Những vấn đề quan tâm xoay quanh con tôm

TS. Hồ Quốc Lực 14:12 26/11/2024 Kim Thu
Tình hình này, tôm nguyên liệu sẽ còn thiếu hụt đến hết quý 1 năm sau. Trong khoảng thời gian này, các DN chế biến đứng trước thách thức lớn, bởi phải mua tôm nguyên liệu giá cao nhưng giá tôm thành phẩm tiêu thụ phải cạnh tranh gay gắt với tôm giá rẻ hơn từ nhiều nước, dẫn đến giảm sụt hiệu quả sản xuất kinh doanh.

 

Thiếu tôm nguyên liệu

Từ giữa tháng 8 đến nay, giá tôm thương phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long tăng khá mạnh. Nguyên nhân do sức cung giảm. Nguyên nhân sức cung giảm do tôm nuôi nhiễm bệnh khá trầm trọng. Sự biến động này, theo thông tin bên ngoài do tôm giống không còn chất lượng cao nhất và môi trường nuôi tôm, nhất là nguồn nước nuôi, ngày càng xấu đi. Có nhiều cuộc họp khẩn, nhiều hội thảo xoay quanh câu chuyện này nhưng theo thực tế chưa làm xoay chuyển tình hình.

Do hấp dẫn về giá tôm, từ tháng 10 đến nay tình hình thả nuôi mới đã diễn tiến khá rầm rộ. Theo thông tin, lượng tôm giống bán ra, có nhà cung ứng đạt 150% so năm rồi. Hiện nay cuối mùa mưa lẫn bão, rủi ro trong nuôi tôm đã giảm, nhưng tình hình ao tôm thả mới bị thiệt hại thì chưa cải thiện. Trong vòng một tháng sau khi thả nuôi, ao tôm đã bị nhiễm bệnh khá phổ biến, bệnh EHP và bước tiếp theo là phân trắng.

Tình hình này, tôm nguyên liệu sẽ còn thiếu hụt đến hết quý 1 năm sau. Trong khoảng thời gian này, các DN chế biến đứng trước thách thức lớn, bởi phải mua tôm nguyên liệu giá cao nhưng giá tôm thành phẩm tiêu thụ phải cạnh tranh gay gắt với tôm giá rẻ hơn từ nhiều nước, dẫn đến giảm sụt hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hy vọng năm 2025, năm sẽ có thời tiết nóng, sẽ thuận hơn trong việc nuôi tôm, sớm cải thiện tình hình tôm nguyên liệu, hoạt động ngành tôm ổn thỏa hơn.

Diễn biến thị trường sau khi có thuế AD, CVD từ Hoa Kỳ:

Ấn Độ có thị phần tôm tại Hoa Kỳ cao nhất, 31% ( Báo cáo xuất khẩu thủy sản quý 3/2024 - VASEP). Theo thông tin, tôm Ấn Độ đang bị thuế AD 2,49%, nay bị thêm thuế CVD, mà mức thuế CVD của họ cao nhất, 5,77%. Đó là điều bất lợi sắp tới. Ngành tôm Ấn đang gặp khó khăn vì người nuôi không có lãi, có thể sắp tới sẽ ít nhiều thu hẹp vì rào cản thuế quan này.

Tôm Ecuador không bị thuế AD, chỉ bị thuế CVD 3,78% và đang chiếm thị phần lớn thứ hai ở đây, trên 26%, quan trọng hơn là tăng thị phần ở đây liên tục các năm qua.

Tôm Indonesia không bị thuế CVD, nhưng bị thuế AD là 3,9%, có thị phần tại Hoa Kỳ đứng thứ ba, hơn 17% và có xu thế giảm.

Tôm Việt Nam có thuế CVD là 2,84%, thuế AD cũ là 0%, mức thuế AD sơ bộ mới theo lịch trình tới tháng 3/2025 mới có. Tôm Việt đứng thứ 4 ở đây, thị phần còn khoảng 8%, duy trì vài năm qua.

Với tình hình trên, tôm Ấn Độ bị thất thế và tôm Ecudor có lợi thế nhất ở thị trường Hoa Kỳ. Xu thế có thể nêu ra là tôm Ecuador từng bước thay thế tôm Ấn Độ, trở thành nhà cung cấp tôm hàng đầu ở thị trường này. Tôm Indonesia, trước đây chiếm thị phần thứ 2 và bị tôm Ecuador lấn sân, qua mặt một cách mạnh mẽ. Nay tình hình hình tiếp tục kéo dài. Thiết nghĩ DN tôm Indonesia cũng phải biết tính toán lại thị trường để giảm thiểu rủi ro. Tôm Indonesia chiếm thị phần thứ 2 ở Nhật Bản, sau tôm Việt; có lẽ sắp tới sự cạnh tranh tôm Việt và tôm Indonesia ở thị trường Nhật Bản sẽ căng thẳng hơn hiện nay.

Hiện nay tôm Việt có bất lợi lớn nhất là giá thành cao, giảm sức cạnh tranh. Nếu sắp tới đây tôm Việt duy trì được mức thuế AD là 0% thì thị trường Hoa Kỳ còn giữ vững. Nếu thuế này cao 3-5%, chắc chắc các DN tôm Việt phải tập trung vào các sản phẩm không bị thuế AD lẫn CVD mới bám trụ được. Ngành tôm Trung Quốc bị thuế AD tại Hoa Kỳ rất cao, và họ cũng tận dụng khe hở này để còn duy trì một phần tôm tiêu thụ ở đây hàng năm.

Còn những vấn đề khác cần quan tâm, theo góc nhìn cá nhân, trên là những nội dung nóng hơn, nêu ra để cùng trao đổi và có sách lược xử lý cho DN mình trong giai đoạn tới đây.

TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN

Bạn đang đọc bài viết Những vấn đề quan tâm xoay quanh con tôm tại chuyên mục TS. Hồ Quốc Lực của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Những vấn đề quan tâm xoay quanh con tôm

 |  14:12 26/11/2024

Tình hình này, tôm nguyên liệu sẽ còn thiếu hụt đến hết quý 1 năm sau. Trong khoảng thời gian này, các DN chế biến đứng trước thách thức lớn, bởi phải mua tôm nguyên liệu giá cao nhưng giá tôm thành phẩm tiêu thụ phải cạnh tranh gay gắt với tôm giá rẻ hơn từ nhiều nước, dẫn đến giảm sụt hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Các nhà chế biến tôm Ấn Độ chuyển hướng sang thị trường Trung Quốc

 |  08:48 26/11/2024

(vasep.com.vn) Các nhà chế biến tôm Ấn Độ đang đầu tư vào các cơ sở mới và nâng cấp công nghệ bất chấp áp lực từ sự cạnh tranh của Ecuador và nhu cầu yếu ở các thị trường truyền thống.

NOAA công bố Kế hoạch hành động nhằm tăng cường Chương trình SIMP

 |  08:44 26/11/2024

(vasep.com.vn) Sau khi thu thập phản hồi từ hơn 7.000 bên liên quan, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã xây dựng một kế hoạch hành động tập trung vào việc chống lại hoạt động đánh bắt bất hợp pháp và tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc hải sản.

Công văn của Cục Thủy sản về cấp SC/CC: Không yêu cầu DN phải nộp thêm các hồ sơ không có trong quy định hiện hành

 |  16:57 25/11/2024

(vasep.com.vn) Ngày 25/11/2024, Cục Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã có Công văn 2437/TS-KTTS về việc tổ chức thực hiện cấp giấy SC, giấy CC.

Nghị quyết 128/NQ-CP: Xử lý các "điểm nghẽn"về pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh

 |  16:53 25/11/2024

(vasep.com.vn) Ngày 12/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 218/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024.

Sản lượng surimi cá minh thái Alaska giảm 13% do nhu cầu yếu

 |  08:33 25/11/2024

(vasep.com.vn) Mùa đánh bắt cá minh thái Alaska năm 2024 chính thức kết thúc vào ngày 1/11, với tổng sản lượng surimi của tiểu bang đạt 174.078 tấn, giảm 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngư trường cá ngừ của Senegal đạt chứng nhận MSC

 |  08:31 25/11/2024

(vasep.com.vn) Một ngư trường đánh bắt cá ngừ Đại Tây Dương của Senegal, đã trở thành ngư trường đầu tiên trong khu vực đạt được chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển (MSC).

Xuất khẩu tôm sang Mỹ và những diễn biến liên quan

 |  08:28 25/11/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tháng 10 năm nay đạt hơn 80 triệu USD, tăng 17%. Lũy kế 10 tháng, XK tôm sang thị trường này thu về 646 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ.

Giá cá tuyết và cá haddock H&G Đại Tây Dương tăng mạnh

 |  08:37 22/11/2024

(vasep.com.vn) Giá cá tuyết và cá haddock Atlantic H&G đông lạnh từ Nga và Na Uy trong tuần 45 của năm 2024 (từ ngày 4 đến 10 tháng 11) đã tăng từ 54% đến 140% so với tuần 52 của năm 2023 (từ ngày 25 đến 31 tháng 12). Đây là tuần sau khi Tổng thống Mỹ Joseph Biden ban hành lệnh hành pháp (EO) 14114 mở rộng lệnh cấm nhập khẩu hải sản từ Nga, bao gồm cả các sản phẩm chế biến tại các quốc gia thứ ba như Trung Quốc.

Các nhóm nghề cá EU ủng hộ lệnh cấm khai thác biển sâu

 |  08:36 22/11/2024

(vasep.com.vn) Một liên minh các hội đồng cố vấn nghề cá châu Âu đã thông qua đề xuất cấm khai thác biển sâu, với lý do thiếu bằng chứng cho thấy hoạt động này sẽ không gây hại cho sinh vật biển và hệ sinh thái.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC