Thêm cơ hội cho cá ngừ Việt Nam khi Anh gia nhập CPTPP

Xuất nhập khẩu 08:58 12/03/2025 Nguyễn Hà
(vasep.com.vn) Sau 3 năm thực thi, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ailen (UKVFTA) đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. Anh chính thức tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) kể từ ngày 15/12/2024. Điều này dự kiến sẽ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp thủy sản cả về thuế quan, về xuất xứ nội khối…, nhất là đối với mặt hàng cá ngừ.

Chú thích ảnh

Anh rất ưa chuộng cá ngừ

Theo Ủy ban về Độc tính của Hóa chất trong Thực phẩm, Sản phẩm Tiêu dùng và Môi trường của Vương quốc Anh (COT), trong tổng lượng tiêu thụ thủy sản trung bình của một người dân Anh, khoảng 217 g/người/tuần, thì lượng tiêu thụ các dòng cá béo (chưa tính cá ngừ đóng hộp) chiếm khoảng ¼ với khoảng hơn 50 g/người/ tuần. Đặc biệt, với xu hướng tiêu dùng của người dân nước này thay đổi sau tác động của dịch Covid-19 khiến người dân Anh ưa chuộng các sản phẩm thực phẩm đã chế biến, đóng hộp do tính tiện dụng của chúng.

Cá ngừ là loài có doanh số bán lẻ lớn thứ 3 tại Anh trong năm 2024, sau cá hồi và cá tuyết. Tại Anh, cá ngừ là một loại thực phẩm được sử dụng chủ yếu trong các món ăn nhanh, như bánh mì kẹp, hay trong nhiều bữa ăn khi đi du lịch. Theo thống kê của cơ quan Seafish, 69% lựa chọn của người dân Anh trong nhóm thủy sản đóng hộp là các sản phẩm cá ngừ. Ngoài ra, do đặc tính của dòng cá béo khá phù hợp với nhiều hình thức chế biến, một số sản phẩm cá ngừ chế biến khác của cá ngừ như salad, sốt phủ ăn kèm, bánh mì,… cũng rất được ưa chuộng tại thị trường này. Tương tự như các thị trường khác tại khu vực châu Âu, người tiêu dùng tại Vương quốc Anh cũng có xu hướng chú trọng tới không chỉ nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, mà còn quan tâm tới các yêu tố về lao động, môi trường, hay tính bền vững của chuỗi giá trị trong sản xuất, cung ứng sản phẩm. Các yếu tố cơ bản khác như giá cả, cách thức chế biến và tính tương đồng trong bữa ăn, địa điểm sử dụng, cũng vẫn được quan tâm.

Tính riêng các mặt hàng cá ngừ, các nhà cung cấp lớn nhất hiện nay gồm: Ecuador (chiếm khoảng 29% thị phần nhập khẩu); Mauritius (chiếm hơn 13%); Seychelles (chiếm 11%); Ghana (chiếm 10%); Tây Ban Nha (chiếm gần 6%). Các thị trường cung ứng trong khu vực Đông Nam Á chiếm thị phần nhỏ hơn nhưng cũng nằm trong top 15 các nhà cung cấp cá ngừ lớn nhất cho Vương quốc Anh, như: Philippines (chiếm 7%); Indonesia (chiếm 2%); Thái Lan (chiếm 6%) và Việt Nam (chiếm 1,4%).

Ngành cá ngừ cần tạo động lực để gia tăng XK sang Anh

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Anh đã tăng trưởng liên tục kể từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực. Giá trị XK cá ngừ sang thị trường này đã tăng từ 5,1 triệu USD năm 2021 lên gần 7,9 triệu USD năm 2024, tăng 54%. Bước sang năm 2025, Anh là một trong số ít các thị trường NK cá ngừ của Việt Nam duy trì được sự gia tăng XK, tăng 24% so với cùng kỳ.

Hiệp định CPTPP và UKVFTA đang tạo động lực tăng trưởng rất lớn trong quan hệ song phương, đồng thời mở ra không gian phát triển mới cho ngành cá ngừ Việt Nam trong bối cảnh các thị trường xuất khẩu trọng điểm tại sụt giảm do căng thẳng địa chính trị và những khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu.

Điểm mới trong thoả thuận về thuế quan theo thoả thuận trong Hiệp định CPTPP là các sản phẩm cá ngừ chế biến và đóng hộp của Việt Nam khi XK sang thị trường nàysẽ được giảm thuế từ mức 20% về 0% theo lộ trình 7 năm. Trong khi hiện tại theo thoả thuận trong Hiệp định UKVFTA, các sản phẩm này chỉ được hưởng mức thuế ưu đãi 0% theo hạn ngạch 11.500 tấn. Như vậy về lâu dài, việc tận dụng được các ưu đãi thuế quan từ các hiệp định này sẽ mang lại lợi thế lớn cho các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam khi XK sang thị trường này.

Theo các chuyên gia, Hiệp định CPTPP hay UKVFTA đều là những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, do vậy, đòi hỏi nước xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu phải nâng cao năng lực nội tại. Bên cạnh đó, lợi ích to lớn nhất mà CPTPP mang lại chính là quy tắc xuất xứ. Hiện tại thì sau Anh cũng đã có thêm 05 quốc gia/nền kinh tế khác đã chính thức nộp đơn xin gia nhập CPTPP, bao gồm: Trung Quốc, Đài Bắc Trung Hoa (tháng 9/2021), Ecuador (tháng 1/2022), Costa Rica (tháng 8/2022) và Uruguay (tháng 12/2022). Trong đó, Ecuador và Trung Quốc là 2 đối thủ cạnh tranh “nặng kí” của cá ngừ Việt Nam. Do đó, các Doanh nghiệp cần nhanh chóng để tận dụng cơ hội đi trước này để chiếm lĩnh thị trường. Ngoài ra, việc chủ động được nguồn nguyên liệu cá ngừ trong nước sẽ là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam trong bối cảnh này.

Tuy nhiên, để làm được điều này thì ngành cá ngừ đang rất cần được tạo ra động lực thúc đẩy phát triển hơn nữa. Cụ thể, đối với ngư dân, phải làm sao để cho họ bên cạnh việc tuân thủ các quy định pháp luật bao gồm cả IUU, có động lực để tăng cường khai thác biển, tái đầu tư để vươn khơi xa;ngư dân được khai thác & tiêu thụ nguyên liệu bình thường…. Còn đối với Doanh nghiệp, cần tiếp tục việc cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa các TTHC….

TOP 15 NGUỒN CUNG CÁ NGỪ CHO ANH, 2023 - 2024

(Đơn vị: triệu USD)

Nguồn cung

2023

2024

Tăng giảm (%)

Tổng cộng

501,117

581,112

16

Ecuador

144,258

168,409

17

Mauritius

76,037

75,286

-1

Seychelles

55,497

64,687

17

Ghana

50,743

55,343

9

Philippines

26,333

40,505

54

Thái Lan

18,492

34,062

84

Tây Ban Nha

29,95

33,43

12

Peru

21,719

30,925

42

Maldives

22,581

21,337

-6

Hàn Quốc

12,866

13,805

7

Indonesia

11,661

12,922

11

Bồ Đào Nha

6,287

9,981

59

Việt Nam

6,316

8,056

28

Nhật Bản

1,574

2,273

44

 

TIN MỚI CẬP NHẬT

Đánh bắt cá bất hợp pháp gây nguy hiểm cho nền kinh tế và môi trường của Kenya

 |  08:54 22/04/2025

(vasep.com.vn) Tình trạng lạm thác đang đặt ngành đánh bắt cá của Kenya vào tình trạng nguy hiểm, đe dọa cả sinh kế và đa dạng sinh học. Các chuyên gia kêu gọi quản lý và hỗ trợ tốt hơn cho cộng đồng địa phương.

Triển lãm Thủy sản Toàn cầu 2025 năm nay tiếp tục thu hút sự chú ý

 |  08:51 22/04/2025

(vasep.com.vn) Nhà tổ chức Triển lãm Thủy sản Toàn cầu Diversified cho biết sự kiện lần thứ 31 này đang tiếp tục thu hút sự chú ý.

Infographic: Xuất khẩu tôm của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2025

 |  08:50 22/04/2025

(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm Việt Nam trong quý I/2025 đạt 939 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2024. Mức tăng trưởng ấn tượng này đến từ sự phục hồi nhu cầu tại nhiều thị trường lớn, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và khối CPTPP. Tuy nhiên, phía sau con số lạc quan vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro trước thuế đối ứng của Trump với toàn thế giới và bối cảnh thương mại toàn cầu tiếp tục bất ổn.

Ấn Độ xuất khẩu gần 600.000 tấn tôm trong năm 2024

 |  08:46 22/04/2025

(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm của Ấn Độ trong năm 2024 đã tăng trưởng hai con số, đạt gần 600.000 tấn, giúp quốc gia này vượt qua Ecuador để trở thành nước xuất khẩu tôm lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, theo số liệu thương mại của Ấn Độ.

Ngành cá tra đẩy mạnh nghiên cứu giống chất lượng cao, thích ứng thị trường

 |  08:44 22/04/2025

Ngành cá tra Việt Nam đang tích cực hoàn thiện quy trình sản xuất giống không sử dụng kích dục tố HCG – loại hóc môn chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, từng bị khan hiếm trong dịch COVID-19 và bị EU khuyến cáo hạn chế. Từ giữa năm 2023, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã triển khai nghiên cứu thay thế HCG bằng các hoạt chất khác như não thùy cá chép, sGnRHa, LH-Rha, 17-20P và Buserelin. Kết quả bước đầu rất khả quan, xác định được liều lượng tối ưu. Trong năm 2025, quy trình này sẽ được thực nghiệm tại 10 trại giống, tiến tới đăng ký tiến bộ kỹ thuật và thương mại hóa.

Cá ngừ Việt Nam cần mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới

 |  08:40 22/04/2025

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 228 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2024. XK cá ngừ sang các thị trường chính có xu hướng tăng trưởng chậm lại.

Cơ hội cho cá rô phi Việt Nam tại thị trường Mỹ

 |  08:32 22/04/2025

Mỹ là nước nhập khẩu cá rô phi nhiều nhất thế giới, trong khi Trung Quốc xuất khẩu lớn nhất thế giới. Thế nhưng, với việc phải chịu mức thuế lên tới 150%, đang khiến cá rô phi Trung Quốc “mất cửa” vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam gia tăng thị phần mặt hàng này tại Mỹ trong thời gian tới...

Mốc thời gian “vàng” để doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược

 |  08:29 22/04/2025

Theo nhiều thương lái thu mua tôm nguyên liệu và các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh cho biết, ngay sau khi Mỹ công bố hoãn áp thuế đối ứng từ 46% xuống 10% trong 90 ngày, giá tôm nguyên liệu trên thị trường đang dần ổn định và tăng nhẹ trở lại, với mức tăng từ 5- 10 ngàn đồng/kg theo từng phân khúc và kích cỡ. Đây là tín hiệu tích cực, giúp người nuôi tôm có thêm động lực để chuẩn bị cho vụ mùa mới.

Giá bán buôn tôm của Ecuador tăng ở Trung Quốc do tồn kho cạn kiệt

 |  08:50 21/04/2025

(vasep.com.vn) Giá bán buôn tôm đông lạnh nhập khẩu tại Trung Quốc đã bắt đầu tăng sau nhiều tuần giảm, do lượng hàng tồn kho ở thị trường hạ nguồn cạn kiệt.

Vĩnh Long: Sản lượng cá tra ổn định

 |  08:42 21/04/2025

Tháng 2/2025, diện tích nuôi thả cá trên địa bàn toàn tỉnh là 1.987 ha; trong đó diện tích nuôi cá tra công nghiệp là 298,6 ha.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP