Giai đoạn hội nhập mạnh mẽ, tất cả mọi lĩnh vực, mọi mặt, mọi nơi phải chuyển mình theo dòng chảy, xu thế mới; nếu không muốn bị bỏ lại phía sau, tụt hậu. Khái niệm, nội dung VHDN cũng được cập nhật kịp thời, diễn đạt rất cô đọng, dễ hiểu, dễ nắm bắt và hơn hết rất thiết thực.
Chuyên gia kinh tế TRẦN SĨ CHƯƠNG trong bài phỏng vấn của nhà báo Quốc Học, đăng trên số Xuân 2024 Thời báo Kinh tế Sài Gòn (trang 60-63) chia ra hai loại văn hóa, văn hóa công và văn hóa riêng. Còn trước đây khái quát dân hóa quốc gia, vùng miền, dân tộc, tổ chức, nhóm người…
Bây giờ VĂN HÓA CÔNG là nếp sống chung mà mọi người trong một tổ chức hay một hoạt động nào đó phải tuân thủ. Còn VĂN HÓA RIÊNG phụ thuộc vào đặc thù tính cách của một dân tộc, một địa phương thì chỉ liên quan đến những nhóm người đặc thù đó. Điều không thể khác hơn trong nhận định từ trước đến nay là nếu coi DN như cái cây, thì văn hóa là cái gốc, quản trị là thân, chiến lược là nhánh. VHDN là đều kiện đủ, là yếu tố then chốt quyết định thành bại của DN. Bởi nếu không có cái gốc văn hóa tốt thì dù có quản trị tốt, có chiến lược tốt thì cái cây cũng èo uột và bật gốc hồi nào không hay.
Nội dung VHDN ông Trần Sĩ Chương nêu ra cũng gói gọn hết sức súc tích và cô đọng, thời đại hội nhập, làm ăn với nhau phải tuân thủ văn hóa công. Nền tảng văn hóa CÔNG chỉ cần thực thi hai chuyện là TUÂN THỦ PHÁP LUẬT và LÀM NHỮNG GÌ ĐÃ HỨA. Tuân thủ pháp luật là điều cơ bản nhất. Qua đó đối tác của DN mới an tâm và giảm thiểu rủi ro. Tuân thủ pháp luật, không chỉ hệ thống pháp luật của bên DN bị điều chỉnh mà còn tuân thủ pháp luật phía đối tác nếu là quan hệ kinh doanh quốc tế.
Trước đây khái niệm VHDN chung nhất, cơ bản là chuẩn mực tất cả hoạt động, thậm chí từng hành vi thành viên trong DN, thông qua hệ thống quy chế được ban hành, cập nhật và bổ sung để ngày càng hoàn thiện hơn. Trong hệ thống quy chế đó, hết sức lưu tâm trong việc chấp hành pháp luật; trong việc nỗ lực xây dựng hình ảnh, thương hiệu mà cụ thể có việc phải giữ uy tín thông qua cố gắng tối đa thực thi những gì đã hứa, đã thỏa thuận.
Tiến trình thực thi hệ thống quy chế đó dần sẽ tạo ra nếp, thói quen, quán tính… và tiến tới hình thành những giá trị là tài sản vô hình của DN. Trong đó những giá trị cao nhất được coi là giá trị cốt lõi. Hầu hết các DN đầu đàn Việt đều có tuyên bố giá trị cốt lõi của mình. Như minh bạch, chính trực, tận tâm, trung thành…
Một nội dung, tôi cho rằng hết sức thấu đáo, ông Chương đã nêu lên khái niệm VỐN XÃ HỘI. Và theo ông Vốn xã hội là lòng tin (mức độ lòng tin) giữa người và người, giữa người và hệ thống. Vốn xã hội là yếu tố nội lực quyết định sự thành công trong phát triển đất nước. Vốn xã hội được cấu thành bởi một là giá trị văn hóa truyền thống, hai là hệ thống pháp trị công minh.
Ông Chương cũng đưa ra một minh chứng sống động. Đó là ông Lý Quang Diệu, Thủ tướng Singapore, bắt đầu xây dựng văn hóa quốc gia và quản lý đất nước chỉ bằng một câu: “Các doanh nhân là xương sống quốc gia. Đất nước chỉ cần anh, chị một chuyện, đó là “Nói và làm”. Quan chức cũng vậy. Dần dần tạo ra nếp sống, tạo ra lòng tin và sau cùng tạo ra vốn xã hội lớn. Ông Lý Quang Diệu đã quyết định tư duy người Singapore, nên đa số doanh nhân Singapore đi đâu cũng được tin, nói được làm được, đã đóng góp vô cùng to lớn vào sự phát triển quốc gia này.
Văn hóa quốc gia do lãnh đạo quốc gia cầm chịch, VHDN hiển nhiên do người chủ DN quyết định. Tuy nhiên, cái khó cho doanh nhân ta là Vốn xã hội của ta còn quá thấp. Thể hiện ở lòng tin đối tác, lòng tin nội bộ chưa cao và môi trường kinh doanh của ta còn quá nhiều rủi ro khiến cho Vốn xã hội hình thành càng chậm chạp.
Tóm lại theo ông Trần Sĩ Chương, hai nội dung lớn đáng lưu tâm nhất để hình thành VHDN là TUÂN THỦ PHÁP LUẬT và GIỮ VỮNG UY TÍN trong hoạt động của DN. Tuy nhiên, VỐN XÃ HỘI của ta còn thấp, ảnh hưởng quá lớn tới tiến trình xây dựng VHDN. Như vậy vấn đề xây dựng nội lực (Vốn xã hội) trở nên hết sức cấp thiết. Việc hình thành những chuẩn mực trong xã hội trở nên khẩn trương hơn bao giờ hết, Nhà nước phải nhanh tay hơn thể hiện vai trò trọng trách của mình. Chậm chân thì thua thiệt.
Góc nhìn của tôi, ông Trần Sĩ Chương (và nhà báo Quốc Học) đã gửi một món quà đầu Xuân hết sức có giá trị, hết sức quý báu cho các doanh nhân không có nhiều cơ hội tiếp cận về những nội dung cốt lõi để tạo nền tảng vững chắc phát triển DN, nhất là các DN thủy sản kinh doanh quốc tế rất cần xây dựng một VHDN chuẩn quốc tế. Thiết nghĩ, các doanh nhân thủy sản chúng ta cần tìm và đọc bài viết liên quan nêu trên.
TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN
(vasep.com.vn) EU là một trong những thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy EU đang giảm dần việc NK cá tra từ Việt Nam.
(vasep.com.vn) Tập đoàn hải sản khổng lồ của Nhật Bản Nissui Corp. sẽ cải tiến bao bì của các sản phẩm surimi cua cắt miếng nhỏ đã đứng vững trên thị trường nhiều năm của mình, loại bỏ khay nhựa như một phần trong nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng nhựa.
(vasep.com.vn) Một nghiên cứu của Hiệp hội Thủy sản Toàn Nga (VARPE) cho thấy Nga đang bán nhiều cua hơn trong nước sau khi mất thị trường tại Hoa Kỳ
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm năm 2024 đạt 3,9 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2023. Nhìn lại năm 2024, ngành tôm đã kiên trì và nỗ lực vượt qua thử thách, khẳng định vị thế vững chắc trong xuất khẩu.
Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt thoả thuận trong vụ việc giải quyết tranh chấp về thuế chống bán phá giá cá tra, basa tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ ngành, địa phương kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ được giao, tiếp tay, dung túng cho hành vi khai thác IUU, ảnh hưởng đến nỗ lực chung gỡ cảnh báo thẻ vàng EC. Đồng thời, chuẩn bị cho đợt kiểm tra của EC trong quý 2/2025...
(vasep.com.vn) Các cơ quan chức trách Nga vừa công bố kế hoạch bán thêm hạn ngạch cua tại vùng Viễn Đông và cố gắng đấu giá hạn ngạch tại khu vực phía Bắc với mức giá ưu đãi theo chương trình hạn ngạch đầu tư.
(vasep.com.vn) Thêm 1 năm đáng tự hào của XK cá tra Việt Nam khi cán mốc hơn 2 tỷ USD, đóng góp 20% vào tổng kim ngạch XK thủy sản Việt Nam. XK cá tra Việt Nam vượt qua năm 2024 đầy khó khăn thách thức bằng kim ngạch XK 2 tỷ USD, cùng với đà tăng trưởng chậm mà chắc. Những thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng, sự điều chỉnh của thị trường, sự biến động của các yếu tố địa chính trị, chiến tranh, cước vận tải, thuế,...là rào cản khó tránh khỏi trong bối cảnh hiện tại.
Thông tin từ Sở NN&PTNT Vĩnh Long, năm 2024, sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác đạt 152.192 tấn, giảm 3,5% so năm 2023; trong đó thủy sản nuôi trồng đạt 146.309 tấn, giảm 3,6%, riêng cá tra nuôi công nghiệp đạt 95.100 tấn, giảm 4%.
(vasep.com.vn) Nhà xuất khẩu tôm Aquagold của Ecuador đã ký một thỏa thuận nhãn hiệu riêng với công ty Jinfulin của Trung Quốc, mở rộng hoạt động ở miền bắc Trung Quốc sau một thỏa thuận phân phối trước đó với một trong những nhà chế biến tôm lớn nhất Trung Quốc ở phía nam.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn