Theo nhà phân tích Gorjan Nikolic của Rabobank, tốc độ tăng trưởng nguồn cung tôm toàn cầu đang chậm lại, nhưng sẽ phục hồi vào năm 2025, mặc dù giá tôm ở nhiều nơi trên thế giới hiện đang ở mức thấp kỷ lục. Rabobank cho biết Ecuador vẫn là quốc gia sản xuất tôm lớn nhất thế giới, với mức tăng trưởng dự báo đạt 3% vào năm 2025.
Ngành nuôi tôm của Mexico đã phục hồi mạnh mẽ từ sau cuộc suy thoái năm 2013, đạt sản lượng vượt 200.000 tấn vào năm 2023. Tăng trưởng 1% vào năm 2024 và dự kiến 4% vào năm 2025 cho thấy sự ổn định dù giá tôm thấp. Mexico cũng có thị trường nội địa mạnh mẽ và khả năng gia tăng xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Mặc dù quy mô nhỏ hơn, ngành tôm của Brazil đã tăng trưởng đáng kể kể từ 2017, với mức tăng 20% vào năm 2023 và 10% vào năm 2024. Sản lượng tôm ở Brazil dự kiến sẽ vượt qua 160.000 tấn vào năm 2025.
Venezuela vẫn là quốc gia có triển vọng thứ hai ở châu Mỹ. Dù tăng trưởng của ngành tôm Venezuela dự báo chậm lại vào năm 2024 và 2025, sản lượng tôm của nước này vẫn sẽ đạt 70.000 tấn vào năm 2025. Nikolic cho biết: “Thật không thể tin được, ngành tôm của Venezuela từng ngang hàng với Honduras và Peru, nhưng giờ đây mọi thứ đang tốt hơn nhiều. Chúng tôi thấy rất nhiều sản phẩm của Venezuela ở châu Âu, đặc biệt là ở Pháp và Tây Ban Nha.”
Liệu sản lượng tôm của Ấn Độ có giảm?
Tại Ấn Độ, giá thấp đã khiến một số nông dân chuyển từ nuôi tôm chân trắng sang tôm sú. Nikolic cho rằng dự báo sản lượng tôm của Ấn Độ giảm 3% vào năm 2024 có thể không chính xác, bởi xuất khẩu tôm của nước này trong nửa đầu năm 2024 đã tăng 5% so với năm trước. Nikolic dự đoán sản lượng tôm Ấn Độ sẽ phục hồi và tăng 2% vào năm 2025.
Tăng trưởng chậm lại ở châu Á
Sản lượng tôm chân trắng dự báo sẽ tăng chậm ở hầu hết các quốc gia châu Á trong hai năm tới.
Sản lượng tôm của Việt Nam dự kiến giảm 8% vào năm 2023, nhưng sẽ phục hồi, tăng nhẹ 1% vào năm 2024 và 4% vào năm 2025. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), diện tích nuôi tôm ở vùng nước lợ của Việt Nam sẽ đạt 737.000 ha vào năm 2024, hầu như không thay đổi so với năm 2023, trong khi sản lượng sản xuất đạt hơn 1,26 triệu tấn, tăng 5,3% so với năm 2023.
Đến năm 2025, diện tích nuôi tôm nước lợ của Việt Nam dự kiến sẽ đạt 750.000 ha, tăng 1,8% so với năm 2024, với sản lượng đạt 1,29 triệu tấn, tăng 2% so với năm trước.
Ở Indonesia, sản lượng tôm dự báo sẽ đạt 450.000 tấn vào năm 2024, giảm 2% so với năm 2023, nhưng sẽ tăng 3% vào năm 2025. Indonesia phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Ecuador và Ấn Độ, cùng với giá thấp, vì vậy mức giảm 2% trong năm 2024 vẫn có thể xem là khá lạc quan.
Sản lượng tôm của Thái Lan gần như không thay đổi kể từ khi nước này mất thị phần vào tay Hoa Kỳ vào năm 2013. Sản lượng tôm dự kiến giảm 1% vào năm 2024 và tăng 2% vào năm 2025, với tổng sản lượng tôm chân trắng và tôm sú đạt 400.000 tấn trong năm 2025.
Tình hình tại các nhà sản xuất nhỏ hơn ở châu Á
Các quốc gia nhỏ hơn như Bangladesh, Philippines và Malaysia đang gặp khó khăn do giá tôm thấp. Trong bối cảnh này, nhiều nông dân ở các quốc gia này đang cân nhắc chuyển sang nuôi tôm sú.
Sản lượng tôm sú ở châu Á dự kiến sẽ đạt gần 700.000 tấn vào năm 2025, nhờ vào sự tăng trưởng sản lượng ở các quốc gia như Việt Nam và Trung Quốc.
Tôm càng xanh dường như đã đạt đỉnh
Cuối cùng, Nikolic nhận định rằng giai đoạn tăng trưởng của tôm càng xanh có thể đã kết thúc. Sau khi đạt đỉnh 325.000 tấn vào năm 2023, sản lượng tôm càng xanh ở châu Á (chủ yếu từ Trung Quốc) ước giảm 5% vào năm 2024 và có thể giảm thêm 1% vào năm 2025, xuống dưới 300.000 tấn.
Ngành công nghiệp tôm hùm của Canada đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể do thuế quan tăng, dẫn đến mất thị phần tại Trung Quốc. Sự suy giảm này dự kiến sẽ được bù đắp bởi các quốc gia như Hoa Kỳ, Việt Nam, Úc và New Zealand.
Cá rô phi đã trở thành một trong những loại cá trắng được ưa chuộng nhất trên thế giới, nhờ giá thành hợp lý, dễ chế biến và nguồn cung dồi dào. Lần đầu tiên, tỉnh Sóc Trăng xây dựng nhà máy chế biến cá rô phi xuất khẩu, đánh dấu bước tiến mới trong đa dạng hóa ngành thủy sản. Đây được xem là hướng đi tiềm năng bên cạnh thế mạnh nuôi tôm của địa phương.
Chính phủ ta đã ký nhiều Hiệp định tự do thương mại (FTA) song phương, đa phương. Qua đó các DN có cơ hội tiếp cận thị trường và có lợi thế cạnh tranh so với sản phẩm tương đồng từ các quốc gia chưa có FTA. Nhìn con tôm thấy điểm này rõ nét, khoảng năm 2017 tôm chế biến Thái Lan chiếm lĩnh thị trường EU. Ngay sau đó quốc gia họ mất ưu đãi thuế quan tại đây và năm 2020 nước ta có EVFTA. Từ năm 2017 tôm ta soán dần vị trí tôm Thái và năm năm qua tôm ta đã cơ bản chiếm lĩnh phân khúc tôm chế biến sâu, góp phần để tôm ta chiếm vị trí thứ hai về sản lượng ở đây, sau tôm Ecuador.
(vasep.com.vn) Hoa Kỳ có một số mức thuế quan thấp nhất thế giới. Trump hiện đang đe dọa sẽ đảo ngược điều đó bằng các mức thuế quan có đi có lại, dự kiến có hiệu lực vào ngày 2/4/2025.
Về kích cỡ (size), trọng lượng mỗi miếng fillet 120-170g (4-6oz), hoặc 170-220g (6-8oz). Đóng gói túi hút chân không (vacuum), có zip kéo. Trên bao bì luôn ghi rõ: Giá trị dinh dưỡng (Nutrition facts); Thành phần (Ingredients); và Hướng dẫn sử dụng (Instructions)
(vasep.com.vn) Cá rô phi là 1 trong những loài cá thịt trắng hàng đầu được người tiêu dùng tại Mỹ ưa thích. Mỹ đồng thời là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các sản phẩm cá rô phi, trong khi đó Trung Quốc là nước sản xuất và XK lớn nhất. Tuy nhiên, với chính sách mới của Chính quyền Trump, các sản phẩm XK của Trung Quốc, trong đó có cá rô phi phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Điều này có thể tạo ra cơ hội cho các nước XK khác, trong đó có Việt Nam.
(vasep.com.vn) Ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, với thức ăn đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo năng suất, giảm chi phí sản xuất, duy trì sức khỏe tôm và bảo vệ môi trường. Từ thức ăn tươi sống, thức ăn công nghiệp đến các giải pháp sinh học thân thiện môi trường, ngành thức ăn nuôi tôm đang không ngừng đổi mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Thực phẩm Sao Ta (mã cổ phiếu FMC) đặt mục tiêu năm nay sẽ tiêu thụ 22.000 tấn tôm và cho biết đã có chiến lược chủ động ứng phó rủi ro từ các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp tại thị trường Mỹ.
Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ đang ngày càng trở nên phức tạp đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Không chỉ phải đối mặt với áp lực từ những thay đổi thuế quan của Mỹ, nhiều doanh nghiệp còn phải tuân thủ các quy định mới và tiêu chuẩn ngày càng nghiêm ngặt.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn