Nhiệt độ nước biển gần xích đạo đang ở trên mức trung bình ở hầu hết các vùng biển Thái Bình Dương do tác động của El Nino, theo NOAA. Nhiệt độ trong ao nuôi tôm hiện cao hơn 2 độ C so với trung bình sẽ bắt đầu ảnh hưởng tới các điều kiện thị trường trong các tháng tới khi người nuôi thu hoạch tôm cỡ lớn hơn mức trung bình.
Theo một số chuyên gia và dự báo chính thức của nhóm nghiên cứu tôm tại Hội nghị Thị trường Thủy sản Toàn cầu (GSMC), sản lượng tôm thế giới năm nay dự kiến tăng cao hơn nhu cầu. Các nước nuôi tôm chính Indonesia, Việt Nam, Ecuador, Thái Lan và Mexico đều đồng loạt dự kiến tăng sản lượng mặc dù Ấn Độ dự kiến sản lượng ổn định. Các nhà NK Mỹ giảm NK khi tồn kho vẫn cao.
Giá bán trung bình tôm Ecuador tất cả các cỡ ở mức 2,85 USD/pao năm 2018, với mức giá này, các công ty chỉ hòa vốn. Một số công ty nhỏ hơn hoạt động thua lỗ. Các công ty lớn hơn có xu hướng đạt giá bán cao hơn. Công ty XK tôm lớn nhất của Ecuador, Industria Pesquera Santa Priscila đạt giá bán trung bình 2,90 USD/pao năm 2018 trong khi Omarsa với tỷ trọng các sản phẩm giá trị giá tăng cao hơn đạt giá bán 3,09 USD/pao.
Giá bán tôm Ecuador trong tháng 2/2019 giảm xuống mức 2,67 USD/pao so với mức 2,96 USD/pao của cùng kỳ năm 2018. Sản lượng tôm Ecuador tăng 23% lên 187,9 triệu pao trong tháng 2/2019 từ 153,2 triệu pao của cùng kỳ năm 2018. Mặc dù giá tôm giảm, giá trị sản lượng tôm Ecuador tăng lên 502 triệu USD trong tháng 2 năm nay từ 454 triệu pao của cùng kỳ năm ngoái.
Giá tôm cỡ 30-40 con được giao dịch với giá 6,4 USD/kg trong 2 tuần đầu của tháng 3/2019. Giá tôm cỡ 40-50 con có giá 5,6 USD/kg và cỡ 60-70 con có giá 5,5 USD/kg.
Sản lượng tôm Ecuador tăng lên 471.027 tấn năm 2018 so với 219.412 tấn năm 2013 chủ yếu nhờ tăng diện tích nuôi và cải tiến phương pháp nuôi. Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn Skretting dự báo Ecuador có thể sẽ tiếp tục tăng sản lượng tôm nuôi nhờ tối ưu hóa phương thức cho ăn bằng công nghệ hiện đại.
Ngành tôm Ecuador mới đây đã giới thiệu sản phẩm tôm được chứng nhận của Đối tác tôm bền vững (SSP). Đây là quy trình sản xuất tôm sạch được nuôi trong các trại nuôi mật độ thấp. Các trại nuôi của một số công ty lớn đã bắt đầu sản xuất tôm được chứng nhận bởi quy trình SSP.
Trong 2 tháng đầu năm 2019, Ecuador XK 57.000 tấn tôm sang Trung Quốc và Việt Nam, trị giá 328 triệu USD, tăng 60% về khối lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
XK tôm Ecuador tăng gần gấp đôi trong 5 năm qua nhờ nhu cầu Trung Quốc tăng mạnh đối với tôm chân trắng nuôi. Hai tháng đầu năm nay, Ecuador XK 56.956 tấn tôm sang Trung Quốc và Việt Nam, chiếm 66% tổng khối lượng XK tôm Ecuador.
XK tôm của Ecuador đi các thị trường trong 2 tháng đầu năm nay tăng 23% đạt 85.655 tấn.
XK tôm Ecuador tăng trong bối cảnh giá tôm thấp. Trong 2 tháng đầu năm nay, giá trung bình XK tôm Ecuador giảm 10% đạt 5,89 USD/kg. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2013, giá XK trung bình giảm xuống dưới 6 USD/kg.
Giá XK đạt 5,88 USD/kg trong tháng 1 và 5,91 USD/kg trong tháng 2.
Trái với xu hướng tăng XK sang châu Á, XK sang các thị trường chính khác của Ecuador như Tây Ban Nha và Italy giảm mạnh.
Hai tháng đầu năm nay, XK sang Tây Ban Nha giảm 34% đạt 3.368 tấn trong khi XK sang Italy giảm 35% đạt 2.942 tấn.
Trong 2 tháng đầu năm 2019, tổng giá trị XK tôm Ecuador tăng 11% đạt 505 triệu USD.
Báo cáo xuất khẩu thủy sản năm 2024 của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) được phát hành trong bối cảnh ngành thủy sản Việt Nam đạt được những kết quả tích cực, ghi nhận một năm thành công với tổng giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD, tăng trưởng 12% so với năm 2023. Đây là dấu mốc quan trọng, khẳng định sự phát triển bền vững và tiềm năng vượt trội của ngành thủy sản trong việc đóng góp vào nền kinh tế quốc dân.
(vasep.com.vn) Indonesia đang tiến một bước để cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc từ đại dương đến bàn ăn của ngành cá ngừ trị giá hàng triệu đô la của mình. Quốc gia châu Á này đã nâng cấp hệ thống truy xuất nguồn gốc hải sản quốc gia, Stelina, để tương thích với Tiêu chuẩn Đối thoại toàn cầu về truy xuất nguồn gốc hải sản (GDST), qua đó trở thành quốc gia đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn này.
Nhờ mạnh tiên phong nuôi cá bông lau thương phẩm, ông Lê Hồng Phương trở thành chủ trang trại cá bông lau lớn nhất vùng, nhiều năm liền có lãi ròng trên 1 tỷ đồng/năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo của Tổ chức Bột cá và Dầu cá Quốc tế (IFFO), thị trường bột cá và dầu cá toàn cầu đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể về sản lượng và nhu cầu vào cuối năm 2024.
(vasep.com.vn) Giá dầu cá đã giảm đáng kể vào đầu năm 2025, khi các nhà sản xuất Peru bán dầu cá sang Trung Quốc với giá khoảng 2.600 USD/tấn, giảm mạnh so với mức cao nhất 3.190 USD/tấn vào tháng 12/2024.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank, những người sản xuất tôm có thể kỳ vọng giá sẽ cải thiện trong nửa đầu năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới của ENACT Africa, một sáng kiến do EU hậu thuẫn nhằm giải quyết tội phạm xuyên quốc gia, nghề cá của Somalia, bao gồm cả cá ngừ vây vàng, đang chịu áp lực nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, giá trị xuất khẩu đạt gần 113,37 triệu SGD, chiếm thị phần 9,68%
Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài đà tăng trưởng trong năm 2025.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn