Ước tính này dựa trên số liệu thực tế Ecuador XK 1.018 triệu pao (trị giá 2.933,8 triệu USD) trong 11 tháng đầu năm 2018, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước đó.
Trong giai đoạn này, châu Á là thị trường NK tôm chính của Ecuador, chiếm 62% tổng khối lượng XK tôm của nước này. EU đứng thứ hai với 22% và Mỹ đứng thứ ba với 14%.
Ngành tôm Ecuador phải đối mặt với bối cảnh giá tôm thấp trên thị trường thế giới năm 2018. Tính tới tháng 11 năm 2018, giá trung bình tôm Ecuador đạt 2,88 USD/pao, giảm 5,9% so với năm 2017 (3,05 USD/pao).
Năm 2018, tôm Ecuador đã có 4 tháng được XK trở lại vào thị trường Brazil sau khi thị trường này mở cửa cho tôm Ecuador sau lệnh cấm NK tôm Ecuador kéo dài 19 năm.
Từ tháng 2 đến tháng 5/2018, Ecuador đã XK 188.000 pao tôm, trị giá 1 triệu USD sang Brazil. Với sự mở cửa trở lại này, Ecuador dự kiến sẽ XK khoảng 500 triệu USD sang Brazil trong trung hạn.
Thẩm phán Tòa án tối cao Brazil, ông Dias Toffoli đã quyết định mở cửa cho tôm Ecuador vì ông cho rằng nếu lệnh cấm tiếp tục sẽ khiến Brazil phải chịu lệnh trừng phạt thương mại quốc tế và Brazil sẽ vi phạm trật tự kinh tế.
Ông Toffoli cho rằng các quy định nhập khẩu hiện tại là đủ để loại bỏ mọi rủi ro đối với môi trường và hoạt động nuôi tôm của Brazil. Việc áp dụng các rào cản về vệ sinh đối với tôm Ecuador mà không có bằng chứng khoa học xác thực sẽ hạn chế nguồn cung tôm cho Brazil và khiến nước này phải chịu các lệnh trừng phạt thương mại quốc tế.
Ngành tôm Ecuador cũng phải đối mặt với những thách thức khác trong năm 2019 đó là Mexico và Hàn Quốc đều đang duy trì những rào cản thương mại liên quan đến chất lượng an toàn thực phẩm. Ecuador đang nỗ lực giảm thiểu những tác động của các rào cản này. Năm 2017, Hàn Quốc là thị trường NK tôm lớn thứ 5 của Ecuador với tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 15-20%.
Cuối năm 2018, một đoàn khảo sát kỹ thuật của Mexico đã tiến hành thanh tra toàn bộ các cơ sở sản xuất tôm của Ecuador. CNA đang hy vọng rằng Mexico sẽ mở cửa trở lại cho NK tôm Ecuador sau lệnh cấm NK kéo dài 3 năm.
Báo cáo xuất khẩu thủy sản năm 2024 của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) được phát hành trong bối cảnh ngành thủy sản Việt Nam đạt được những kết quả tích cực, ghi nhận một năm thành công với tổng giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD, tăng trưởng 12% so với năm 2023. Đây là dấu mốc quan trọng, khẳng định sự phát triển bền vững và tiềm năng vượt trội của ngành thủy sản trong việc đóng góp vào nền kinh tế quốc dân.
(vasep.com.vn) Indonesia đang tiến một bước để cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc từ đại dương đến bàn ăn của ngành cá ngừ trị giá hàng triệu đô la của mình. Quốc gia châu Á này đã nâng cấp hệ thống truy xuất nguồn gốc hải sản quốc gia, Stelina, để tương thích với Tiêu chuẩn Đối thoại toàn cầu về truy xuất nguồn gốc hải sản (GDST), qua đó trở thành quốc gia đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn này.
Nhờ mạnh tiên phong nuôi cá bông lau thương phẩm, ông Lê Hồng Phương trở thành chủ trang trại cá bông lau lớn nhất vùng, nhiều năm liền có lãi ròng trên 1 tỷ đồng/năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo của Tổ chức Bột cá và Dầu cá Quốc tế (IFFO), thị trường bột cá và dầu cá toàn cầu đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể về sản lượng và nhu cầu vào cuối năm 2024.
(vasep.com.vn) Giá dầu cá đã giảm đáng kể vào đầu năm 2025, khi các nhà sản xuất Peru bán dầu cá sang Trung Quốc với giá khoảng 2.600 USD/tấn, giảm mạnh so với mức cao nhất 3.190 USD/tấn vào tháng 12/2024.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank, những người sản xuất tôm có thể kỳ vọng giá sẽ cải thiện trong nửa đầu năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới của ENACT Africa, một sáng kiến do EU hậu thuẫn nhằm giải quyết tội phạm xuyên quốc gia, nghề cá của Somalia, bao gồm cả cá ngừ vây vàng, đang chịu áp lực nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, giá trị xuất khẩu đạt gần 113,37 triệu SGD, chiếm thị phần 9,68%
Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài đà tăng trưởng trong năm 2025.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn