Đâu là sòng phẳng

TS. Hồ Quốc Lực 08:00 23/09/2021 Kim Thu
(vasep.com.vn) Một lão nông khá thân, nuôi tôm lâu năm, điện tôi. Câu đầu tiên tự dưng anh ta chửi đổng. Chắc cho bớt bực tức, xong anh ta rề rà: “Tao nghe nói tụi chế biến chơi sang, thậm chí mướn khách sạn 5 sao cho công nhân nghỉ đêm để tham gia chế biến. Nếu nghỉ ở nhà trọ, khách sạn tầm trung thì đâu có gì, nhưng dám mướn cả khách sạn 5 sao, tao nghĩ tụi chế biến “chịu chơi” chia sẻ khó khăn cùng bọn nuôi tôm tụi tao!”

Nghe tới đây, tưởng chừng câu chuyện sẽ không có gì đáng ghi lại, bởi chỉ là một nhận xét thông thường. Nhưng anh ta lại nói tiếp và cũng bắt đầu bằng tiếng chửi thề phổ biến đồng bằng: “Chắc em mày biết giá tôm bây giờ ra sao, giảm 30-40%. Thương lái ít hoạt động, tụi nó hét giá nào, tụi nuôi tôm tao cũng phải cắn răng gật đầu. Chắc tại tụi mày trừ giá tiền mướn khách sạn vào giá mua tôm hay sao?” Không để tôi chen tiếng, anh ta tiếp liền: “Nói vậy, đâu phải tụi chế biến chơi sang, mà chính bọn cực khổ một nắng sương chưa dám bước chân tới khách sạn 5 sao như tụi tao, nay trả tiền cho công nhân nghỉ chỗ sang trọng như vậy. Không sòng phẳng!”. Tôi có chút giật mình về cách suy nghĩ tam đoạn luận như vậy. Đó là một góc nhìn, dĩ nhiên có cách biện luận riêng. Nhưng sự thật là như thế nào, phải minh bạch để tạo ra sự sòng phẳng. Bởi mối quan hệ mắt xích người nuôi, nhà chế biến mà không tốt thì chỉ có thiệt cho cả đôi bên.

Vậy là sau vài giây đắn đo, tôi “trình” với anh ta là các doanh nghiệp (DN) chế biến phải thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” (3TC). Nhưng hoàn cảnh không cho phép vì trong khuôn viên các nhà máy không có nhiều chỗ trống để sắp xếp công nhân nghỉ ngơi, phải thuê khách sạn để bảo đảm quy định “1 cung đường 2 điểm đến”, như vậy hoạt động chế biến mới duy trì. Công nhân quá đông, thuê khách sạn trung bình không đủ chỗ, mới cắn răn thuê khách sạn hạng sang. Mà thật tình mang tiếng hạng sang nhưng khách sạn lúc vắng khách giảm giá mềm lắm. Chi phí lo công nhân ăn, nghỉ như vậy, kéo dài sẽ làm DN giảm lợi nhuận, thậm chí bị lỗ.

Nhưng qua đó, duy trì chế biến, tôm nuôi mới có chỗ tiêu thụ, khách mua hàng của DN mới bảo đảm duy trì hoạt động… Anh bạn già kia không tha: “Vậy giải thích sao tôm rớt giá thê thảm?”. Tôi lại tiếp tục uốn lưỡi, nói là giá tôm bị tác động nhiều yếu tố. Có lúc lên cao, gì sao? Vì nhu cầu nhiều mà cung ứng có hạn. Bây giờ, năng lực chế biến ở các nhà máy còn không tới phân nữa vì 3TC, mối quan hệ cung cầu bất lợi cho bên cung ứng – người nuôi, giá sẽ giảm. Mặt khác, khi sản xuất 3TC chi phí tại các DN chế biến tăng rất nhiều do năng suất giảm, chi phí kiểm tra y tế định kỳ không nhỏ… thật tình các DN tôm mua giá tôm có “gởi” chia sẻ ít nhiều chi phí trong đó, thêm yếu tố làm giảm giá tôm.

Song song đó, tình hình thực thi CT16 khiến việc đi lại khó khăn, tốn kém hơn, nên thương lái mua giá thấp xuống để bù trừ. Mà cũng không loại trừ có thương lái mượn cơ hội này ép giá mua quá đáng. Thêm yếu tố giá giảm. Nhiều yếu tố giảm giá tôm nói trên, tôi nói ra chưa chắc anh bạn già kia hiểu hết. Nhưng biết làm sao, đâu có đủ số liệu cụ thể lý giải để bảo đảm là các yếu tố kia cộng lại là giá phải giảm bao nhiêu phần trăm là phù hợp. Tóm lại, bối cảnh tranh tối tranh sáng này khó mà thuyết phục anh ta tôm giảm giá khá sâu là hợp lý. Nhưng có điều an ủi là làm anh ta không còn khăng khăng là “bọn” nuôi tôm trả tiền thuê khách sạn 5 sao cho các DN chế biến.

Anh ta chào, cúp điện thoại nhưng chắc với tâm trạng chưa thoả đáng. Bức xúc của anh ta là đúng. Nuôi vất vả, khá trúng cũng mừng, nhưng cầm đồng tiền bán tôm mỏng đi khá nhiều, lỗ vốn, ai không bức xúc. Nhìn lại chuỗi cung ứng tôm hiện nay, có nhiều điểm đáng ghi nhận. Đó là việc tiêu thụ có xu thế thuận lợi hơn từ nay đến cuối năm do chuỗi cung ứng từ các cường quốc tôm khác bị ít nhiều gãy đổ, thiếu hàng cho các đầu mối tiêu thụ ở các thị trường lớn. Đây là điểm thuận lợi hết sức cơ bản. Nếu nhìn vào điểm này, giá tôm mua của người nuôi phải tăng lên chớ không phải giảm.

Nhưng liền đó là các yếu tố bất lợi như chi phí thuê tàu giao hàng tăng quá mạnh so trước đây, chục ngàn đô la mỹ cho lô hàng tôm 10-15 tấn. Năng suất lao động giảm do thực hiện 5k và kiểm soát y tế định kỳ. Sản lượng chế biến giảm vì giảm lao động khiến phí cố định trong giá thành tăng. Các yếu tố chi phí sản xuất khác, nhất là bao bì, phụ liệu đều tăng do nhiều yếu tố như phí vận chuyển, hạn chế cung ứng… Khái quát, chi phí ở DN tăng rất nhiều, chưa kể chi phí 3TC ăn nghỉ nói ở trên. Nhưng đâu thể vì phí tăng chung chung mà giảm giá tôm quá nặng. Phải minh bạch sự sòng phẳng này người nuôi tôm mới an tâm cho công việc mưu sinh của mình và không có ấn tượng không tốt với các thương lái và nhà chế biến.

Làm sao có sự minh bạch? Bản chất thương trường là cuộc cạnh tranh ngầm gay gắt, sống còn. Còn chấp nhận được. Bản chất các nhà kinh doanh là trục lợi tối đa ở mọi cơ hội có được. Chuyện này chưa thoả đáng, đó là suy nghĩ bóc ngắn cắn dài, không chấp nhận được. Nếu mua tôm giá thấp, các DN chế biến lãi nhiều, vui lắm. Nhưng bạn đồng hành - người nuôi phá sản thì sau này làm sao các DN có đủ nguyên liệu chế biến. Phải có sự sẻ chia ở điểm này. Nhưng cũng cần tìm hiểu chi tiết tới tận nguồn sự lý giải mới thoả đáng hơn. Một DN có trình độ quản trị tốt, hoạt động hiệu quả cao. DN đó có thể lãi cao, nhưng không phải do o ép mua nguyên liệu giá thấp mà do nội lực thực sự của mình. Nhưng có DN ngược lại, giá mua nguyên liệu không cao nhưng hiệu quả thấp. Cho nên nhìn kết quả kinh doanh cuối năm các DN chế biến để nghĩ lại về thời điểm này, các DN có thật sự ép giá người nuôi hay không thì cũng không thoả đáng lắm.

Nói gì nói, ông bà ta có câu rất hay “cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Thời điểm này, tôm giảm giá mạnh cứ đổ thừa do covid. Bao nông phẩm khác cũng trong hoàn cảnh tương tự, thậm chí có nông phẩm ứ đọng, hư hỏng. Trăm dâu cứ đổ đầu tằm. Theo tiến trình phát triển, mọi sự đều có thể minh bạch thật sự, nhưng hãy đợi. Thật tình, ngay bây giờ trong suy nghĩ các chủ cơ sở thu mua đều tính nhẩm được mình đã thu lời được bao nhiêu trong đợt giảm giá tôm hơn tháng qua. Các nhà chế biến thì chậm hơn chút, đợi kết sổ kỳ báo cáo tài chánh gần nhất! Nếu phân tích góc độ sự năng nổ nhưng không tích cực, chuyện này là họ “vận dụng” giải pháp  tìm “cơ” trong “nguy” đó! Nói gì nói, covid sẽ qua thôi, cầu Trời qua mau, giá tôm sẽ phục hồi ngay vì các DN chuyển sang hoạt động bình thường sẽ hối hả tìm nguyên liệu trả nợ hợp đồng, nếu không sẽ bị phạt, dù nguyên liệu giá cao, bị lỗ cũng phải mua. Song song các hợp đồng mới giá bán cải thiện thì giá mua cũng sẽ tăng. Hy vọng chuyện này đến sớm. Lúc đó, người nuôi sẽ có chút an ủi. Cá ăn kiến giờ kiến ăn cá! Ôi kinh tế thị trường, biết bao điều không minh bạch, không sòng phẳng còn ẩn chứa trong đó.

TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN

Bạn đang đọc bài viết Đâu là sòng phẳng tại chuyên mục TS. Hồ Quốc Lực của Hiệp hội VASEP
doanh nghiep xuat khau tom

TIN MỚI CẬP NHẬT

Giá cá tuyết H&G của Na Uy tăng kỷ lục

 |  08:59 02/05/2024

(vasep.com.vn) Các nhà chế biến Trung Quốc đang phải trả mức giá cao kỷ lục cho cá tuyết Đại Tây Dương và cá tuyết haddock bỏ đầu, bỏ ruột (H&G) của Na Uy do các nhà NK của Mỹ đối với các sản phẩm cuối cùng không sử dụng cá của Nga nữa.

Thêm cơ hội tăng trưởng cho thị trường thủy sản có vỏ sống tại Trung Quốc

 |  08:54 02/05/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu cua sống của Trung Quốc tăng 26% lên mức ấn tượng 1,63 tỷ USD vào năm 2023, trong khi nhập khẩu tôm hùm sống tăng vọt 29% đạt 790 triệu USD. Tôm hùm sống và cua sống, cùng với động vật thân mềm và động vật thân mềm, chiếm hơn 3/4 lượng hải sản sống nhập khẩu của Trung Quốc từ các nguồn toàn cầu.

Nga chú ý tăng xuất khẩu thủy sản sang các thị trường mới

 |  08:46 02/05/2024

(vasep.com.vn) Theo cơ quan thủy sản Nga Rosrybolovstvo, Nga đặt mục tiêu tăng cường nỗ lực tăng xuất khẩu thủy sản sang các thị trường quốc tế mới vào năm 2024. Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Algeria và Nigeria được xem là thị trường xuất khẩu cá ưu tiên cho các sản phẩm có giá trị gia tăng cao của Nga. Các sản phẩm thủy sản chất lượng cao cũng sẽ được bán trên thị trường Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và các nước vùng Vịnh.

VASEP phát hành Báo cáo Xuất khẩu thủy sản Quý I/2024

 |  08:39 02/05/2024

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm liên tục trong nửa cuối năm 2023, sang quý I/2024, XK thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD. XK bứt phá mạnh mẽ vào tháng 1 là giai đoạn trước Tết Nguyên đán, nhưng có chiều hướng chững lại trong tháng 2 và tháng 3.

Peru: Công bố hạn ngạch mùa cá cơm đầu tiên năm 2024

 |  12:45 01/05/2024

(vasep.com.vn) Peru đã chính thức công bố mùa khai thác cá cơm đầu tiên trong năm 2024, dự kiến sẽ bắt đầu ngày 16/4/2024, với hạn ngạch khai thác chính thức 2,475 triệu tấn.

Tìm hiểu về nhu cầu thị trường tôm châu Âu

 |  12:43 01/05/2024

(vasep.com.vn) Với gần 30 quốc gia và 10 loài tôm đặc biệt phổ biến, việc nhìn vào thị trường tôm châu Âu mang lại cái nhìn sâu sắc hấp dẫn về sự khác biệt văn hóa và ẩm thực trên khắp lục địa. Tôm thẻ chân trắng có thể là loại tôm phổ biến nhất ở châu Âu nhưng có tới hơn 10 loài tôm được tiêu thụ rộng rãi

FTA với Trung Quốc có hiệu lực trong bối cảnh bất lợi cho tôm Ecuador

 |  08:53 29/04/2024

(vasep.com.vn) Thuế suất nhập khẩu của Trung Quốc đối với tôm Ecuador mã HS 0306170 sẽ giảm xuống 0% theo các điều khoản của hiệp định thương mại tự do song phương.

ASC khảo sát nhu cầu người tiêu dùng với thủy sản được chứng nhận

 |  08:51 29/04/2024

(vasep.com.vn) Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) đã hoàn thành nghiên cứu người tiêu dùng lớn nhất cho đến nay, thông qua một cơ quan nghiên cứu thị trường độc lập, phỏng vấn hơn 15.000 người tiêu dùng ở 14 quốc gia khác nhau về nhận thức và tiêu thụ thủy sản của họ.

Tồn kho cá minh thái ở Trung Quốc giảm

 |  08:00 29/04/2024

(vasep.com.vn) 2 tháng đầu năm 2024, cả NK và XK cá minh thái của Trung Quốc đều có xu hướng giảm. Tháng 1/2024, Trung Quốc NK hơn 17 nghìn tấn cá minh thái, giảm 43% so với cùng kỳ.

Nga cung cấp hơn 98% nguồn cung cá minh thái cho Hàn Quốc

 |  08:38 26/04/2024

(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã nhập khẩu 18.606 tấn cá minh thái đông lạnh trong tháng 3/2024, giảm 10% so với 20.677 tấn nhập khẩu cùng kỳ năm 2023.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC