Theo Bộ trưởng, các yếu tố tự nhiên như biến đổi khí hậu, các hoạt động do con người gây ra như ô nhiễm đại dương và suy thoái biển đang ảnh hưởng tới nguồn lợi thuỷ sản của nước này. Bên cạnh đó, các hoạt động đánh bắt IUU cũng có những tác động không nhỏ. Do vậy, các biện pháp cải thiện cần phải được áp dụng để giải quyết các vấn đề trong ngành thuỷ sản.
Liên quan đến các biện pháp giải quyết các thách thức này, Bộ trưởng chỉ ra rằng kế hoạch mua lại các tàu nghiên cứu và tàu tuần tra cho ngành thuỷ sản ở Ghana là rất cần thiết. 4 tàu tuần tra sẽ tăng cường năng lực thực thi để giải quyết vấn đề lạm thác, cũng như hạn chế tình trạng đánh bắt IUU tràn lan.
Thật đáng buồn khi thấy rằng sản lượng đánh bắt trên toàn cầu đang giảm, đặc biệt là các nước đang phát triển đang gặp tình trạng dư thừa công suất và giảm lợi nhuận. Bộ trưởng cho biết nguồn lợi thuỷ sản đang bị lạm thác do hoạt động đánh bắt IUU. Đánh bắt IUU là mối đe doạ đối với sự phát triển bền vững của nghề cá và ảnh hưởng tới nỗ lực tái tạo lại nguồn lợi thuỷ sản đang cạn kiệt.
Việc mua 1 tàu nghiên cứu và 4 tàu tuần tra cho ngành thuỷ sản của Ghana đang giúp nâng cao hiệu quả của các hoạt động. Tàu nghiên cứu sẽ đảm bảo việc nghiên cứu thường xuyên các đặc điểm vật lý, hoá học và sinh học của vùng biển và trữ lượng khai thác, để tăng cường khả năng cung cấp dữ liệu cho các chiến lược quản lý nghề cá dựa trên cơ sở khoa học.
Nói về tương lai của ngành thuỷ sản trong nước, Bộ trưởng chỉ ra rằng nuôi trồng thuỷ sản đang được coi là giải pháp thay thế tốt nhất để tăng sản lượng thuỷ sản, giảm nhập khẩu và tạo thêm việc làm và lợi nhuận.
Tuy nhiên, sản lượng nuôi trồng vẫn chưa đủ bù đắp khoảng cách giữa sản lượng và nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản.
Bộ trưởng cho biết, các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản của Ghana bao gồm cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản không đầy đủ, năng lực kỹ thuật thấp, chi phí đầu vào cao, đặc biệt là thức ăn cho cá, năng lực quản lý dịch bệnh thấp và việc thực thi các biện pháp quản lý yếu kém.
Trợ lý Tổng thư ký OACPS, trong bài phát biểu của mình đã nói rằng OACPS coi ngành thuỷ sản có tầm quan trọng đặc biệt, vì nó đóng vai trò quan trọng và vô giá trong việc củng cố an ninh lương thực và dinh dưỡng, việc làm, xuất khẩu, thương mại và sinh kế của nhiều người tại các quốc gia, đặc biệt là tại 38 quốc đảo nhỏ đang phát triển của OACPS.
Ông này cho biết, phát triển bền vững ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản phải đối mặt với những thách thức to lớn; và khả năng duy trì lợi ích cho người dân tại các nước đang gặp rủi ro từ những thách thức về quản trị thuỷ sản cũng như những thách thức và áp lực do con người gây ra - chẳng hạn như biến đổi khí hậu, đánh bắt quá mức, ô nhiễm và suy thoái môi trường.
Trợ lý Tổng thư ký nhấn mạnh rằng Hội nghị OACPS cùng với các hội nghị khác nhằm mục đích thúc đẩy sự hiểu biết chung và tận dụng tốt kinh nghiệm, kiến thức và học hỏi lẫn nhau để tận dụng tiềm năng của ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản cho sự phát triển quốc gia.
(vasep.com.vn) Nga đã miễn thuế xuất khẩu đối với phi lê cá minh thái và một số sản phẩm thủy sản khác, sau khi một số nhóm trong ngành kêu gọi giảm thuế.
Đại biểu Châu Quỳnh Giao (đoàn Kiên Giang) phản ánh một số chính sách về thuỷ sản chưa sát với thực tế, khiến những doanh nghiệp thu mua, chế biến cá ngừ xuất khẩu, một ngành hàng chủ lực đã lâm vào bế tắc.
Ngày hội cá tra Đồng Tháp – năm 2024 chủ đề “Cá tra Đồng Tháp: Hành trình xanh – Giá trị xanh” diễn ra vào ngày 16-17/11 tại TP Hồng Ngự.
(vasep.com.vn) Trong những năm gần đây, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 5 năm qua dao động từ 1,5 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD mỗi năm. Mặc dù luôn phải đối mặt với các chính sách bảo vệ chặt chẽ như thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp, nhu cầu của thị trường Mỹ vẫn rất lớn và chất lượng thủy sản Việt Nam ngày càng được cải thiện, giúp duy trì và mở rộng vị thế tại thị trường này.
(vasep.com.vn) Công ty Hirose Suisan, một nhà sản xuất surimi cá minh thái ở vùng Okhotsk thuộc Hokkaido, Nhật Bản, đang xây dựng một cơ sở chế biến mới để tăng gấp đôi công suất chế biến sò điệp.
(vasep.com.vn) Một cuộc thăm dò mới cho thấy hầu hết người Mỹ quan tâm đến thủy sản được sản xuất bền vững, an ninh lương thực và bảo vệ đại dương trên thế giới.
(vasep.com.vn) Trong giai đoạn từ 2018-2022, UAE đứng thứ 16 về nhập khẩu tôm từ Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 0,5% tổng giá trị XK tôm Việt Nam đi các thị trường. Mỗi năm, Việt Nam XK khoảng trên dưới 20 triệu USD tôm sang thị trường này.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong tháng 11, các lực lượng thực thi pháp luật mở đợt cao điểm đồng loạt triển khai lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát xử lý tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động… Phải hoàn thành xử lý dứt điểm tàu cá "3 không" trước ngày 20 /11/2024...
(vasep.com.vn) Na Uy đã xác nhận việc giảm 25% hạn ngạch cá tuyết Đại Tây Dương ở Biển Barents cho năm 2025, thiết lập tổng sản lượng khai thác cho phép (TAC) là 340.000 tấn. Quyết định này dựa trên khuyến nghị khoa học của Viện Nghiên cứu Biển Na Uy nhằm ổn định trữ lượng cá tuyết đang giảm sút.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) sẽ NK thêm 270.000 pao cá tra, bao gồm 190.000 pao phi lê đông lạnh và 80.000 pao cá da trơn cắt miếng tẩm bột dễ chế biến. Hạn nộp hồ sơ mời thầu là ngày 05/11/2024, và giao hàng từ 01/1 - 30/6/2025.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn